Giám sát các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Thứ hai - 16/12/2024 21:12
Giám sát đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo tồn nhằm đánh giá thực trạng về nguồn tài nguyên và mức độ đa dạng sinh học góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao tại Khu BTTN Pù Huống.
Thực hiện Kế hoạch số 129/KH-PH ngày 05/4/2024 của giám đốc Ban quản lý khu BTTN Pù Huống. Từ ngày 08/4/2024 đến ngày 22/11/2024 phòng Khoa học – Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với Hạt kiểm lâm Pù Huống và các trạm địa bàn tiến hành thực hiện giám sát thực địa 04 loài thực vật quý hiếm gồm: Gội tía (Aglaia spectabilis(Miq.) Jain & Bennet); Lim Xanh (Erythrophleum fordii Oliv); Táu xanh (Vatica subglabra Merr); Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) trên địa bàn 08 xã có diện tích rừng đặc dụng là Nam Sơn, Châu Cường - Huyện Quỳ Hợp; Nga My, Xiêng My - Huyện Tương Dương; Bình Chuẩn - huyện Con Cuông; Châu Hoàn, Diên Lãm - huyện Quỳ Châu; Quang Phong - huyện Quế Phong.
Để thực hiện các nội dung giám sát phòng đã phối hợp các các trạm địa bàn thực hiện công tác điều tra nội nghiệp, thành lập các đoàn giám sát theo từng địa bàn. Tuyến giám sát sẽ được thiết lập tại hiện trường, mỗi tuyến chính có chiều dài từ 4-5 km đảm bảo đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, độ cao tương ứng với các loài giám sát và tránh các vị trí nguy hiểm hoặc độ dốc quá cao. Tại mỗi tuyến sẽ lập ít nhất 01 ô định vị (2000 m2) ngẫu nhiên có thảm thực vật điển hình đại diện cho sinh cảnh giám sát, có chứa nhiều loài thực vật đang giám sát để xác định loài cây giám sát, cây tái sinh giám sát, thực vật tầng cao, cây bụi thảm tươi, thực vật ngoại tầng và các tác động tới các loài giám sát. Từ đó tiến hành tính toán các chỉ số giám sát, xây dựng dữ liệu vị trí trên bản đồ,  từ đó đánh giá được tình trạng phân bố của các loài thực vật quý hiếm đồng thời nắm bắt được hiện trạng, cấu trúc hệ thống thành phần, sự thay đổi về hiện trạng các loài đó nhằm đánh giá giá trị tài nguyên của các loài thực vật trên để thực hiện các phương pháp bảo tồn, phát triển bền vững hiệu quả cao theo các giai đoạn quản
Quá trình giám sát trên 18 tuyến khác nhau đã thu thập được bộ dữ liệu của 3 trên 4 loài giám sát bao gồm: Toạ độ điểm bắt gặp, độ cao, đường kính và chiều cao cũng như các thông tin khác của các loài thực vật giám sát như sau:
 
TT Tên Tiếng Việt Tên Khoa học Tiêu chí đáp ứng Độ cao
phân bố
Số tuyến bắt gặp/số cá thể
1 Gội tía Aglaia spectabilis(Miq.) Jain & Bennet VU (SĐVN2007) 358-761 16/59
2 Lim Xanh Erythrophleum fordii Oliv IIA (NĐ06/2019)   0/0
3 Táu xanh Vatica subglabra Merr EN (SĐVN2007) 450 -771 18/199
4 Sến mật Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam EN (SĐVN2007); VU (IUCN) 550- 761 16/84
        
Kết quả trên cho thấy có 03 loài loài thực vật
quý hiếm có giá trị bảo tồn cao được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 06/2019/NĐ-CP đều được phát hiện hầu hết trên các tuyến điều tra, giám sát và phân bổ rộng ở nhiều độ cao và các dạng địa hình khác nhau. Táu xanh là loài phân bố nhiều trên tất cả các tuyến thực hiện giám sát với số lượng tập trung hàng chục cá thể. Đối với loài Lim xanh không bắt gặp trên các tuyến giám sát.

Ngoài ra, Qua công tác điều tra, giám sát đã xác định sự phân bố các loài thực vật tầng cao, tầng thảm bụi tại Khu BTTN Pù Huống với sự đa dạng về loài trong đó có nhiều loài thực vật nguy cấp, quý hiếm như: Pơ mu, Sa mu, Kim giao, Trai, Gù hương, Vàng tâm, Giổi… Đây là cơ sở khoa học cho việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học về loài nhằm điều chỉnh kế hoạch quản lý, giám sát, hoạch định chính sách trong công tác bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Pù Huống
Với những kết quả đã ghi nhận phòng Khoa học – kỹ thuật và Hợp tác quốc tế đã hoàn thành việc điều tra, giám sát thu thập số liệu, dữ liệu nghiên cứu và ghi chép đầy đủ các thông tin yêu cầu đúng theo Kế hoạch đã đề ra ./.
 
Một số hình ảnh giám sát các loài thực vật quý  hiếm
 
Đoàn giám sát tại các địa bàn
 
 
Cây Sến mật
 
 
Cây gội tía
 
 
Cây Táu xanh
 

                                                     Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Sỹ - Phòng Khoa học kỹ thuật & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay7,521
  • Tháng hiện tại15,150
  • Tổng lượt truy cập5,726,260
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây