Thực trạng việc quản lý và bảo tồn các loài thực vật quan trọng tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 31/10/2022 22:41
TÓM TẮT
Hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, tỉnh Nghệ An khá đa dạng và phong phú. Theo điều tra và các tài liệu trước đây đã ghi nhận được 1.138 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 164 họ khác nhau, trong đó có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Kết quả đã xác định được 50 loài thực vật quan trọng thuộc 45 chi và 32 họ. Trong 50 loài thực vật quan trọng ghi nhận được có 41 loài quan sát thấy trong môi trường tự nhiên; 31 loài ghi nhận qua mẫu vật tại nhà người dân và thu mẫu tiêu bản tại rừng; 11 loài ghi nhận qua tài liệu. Số loài thực vật quan trọng này chiếm tỷ lệ khoảng 4,4% số lượng loài thực vật bậc cao có trong khu bảo tồn. Các loài thực vật quan trọng tại khu bảo tồn chủ yếu là các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sến Mật (Madhuca pasquieri), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Giổi (Michelia mediocris), Vàng tâm (Manglietia fordiana), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),... Đây cũng chính là những loài cây gỗ quý của Việt Nam, chính vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và phát triển những loài cây này.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (khu BTTN) Pù Huống được thành lập theo Quyết định số 4296/QĐ-UB ngày 23/10/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An với mục tiêu nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trưng cho vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nằm cách 30 km về phía Bắc của dãy Trường Sơn, bị ngăn cách bởi thung lũng sông Cả và trải dài trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quế Châu, Qùy Hợp, Tương Dương và Con Cuông, Khu BTTN Pù Huống có diện tích tự nhiên là 160.686 ha, trong đó vùng lõi là 40.223,55 ha và vùng đệm 120.462,45 ha. Nơi đây là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm với 1.138 loài thực vật bậc cao có mạch đã ghi nhận được ở Pù Huống, trong đó có 44 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra, tại khu bảo tồn thiên nhiên đã ghi nhận được 291 loài thú, trong đó có 45 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống, 2003, 2013).
Đã có những nghiên cứu về thực vật ở khu BTTN Pù Huống, nhưng việc đánh giá thực trạng việc quản lý và bảo tồn các loài thực vật quan trọng thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Để có cơ sở khoa học trong chiến lược quản lý và bảo tồn các loài thực vật quan trọng tại Khu BTTN Pù Huống đồng thời bổ sung những thông tin cho hệ thực vật Việt Nam, bài viết này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý và bảo tồn các loài thực vật quan trọng tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
          - Thống kê thành phần loài thực vật quan trọng tại khu BTTN Pù Huống.
          - Đánh giá tình trạng bảo tồn của một số loài thực vật quan trọng tại khu BTTN Pù Huống
          - Nghiên cứu các mối đe doạ đến khu hệ thực vật ở khu BTTN Pù Huống
          - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài thực vật quan trọng tại Khu BTTN Pù Huống.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Kế thừa có chọn lọc từ các nghiên cứu trước
- Kế thừa kết quả của các nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan tới khu hệ thực vật tại khu BTTN Pù Huống.
- Trên cơ sở các nghiên cứu trước, xác định các loài thực vật quan trọng tại khu BTTN Pù Huống theo 2 tiêu chí: 1). các loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) hoặc Nghị định 06/NĐ-CP hoặc Sách Đỏ IUCN, 2010; 2). Các loài thực vật có giá trị cao và hiện là đối tượng khai thác tại khu vực.
b) Phương pháp PRA - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự  tham gia
- Sử dụng phương pháp PRA (Participatory Rapid Assessment) với đối tượng phỏng vấn là các cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn và đặc biệt là người dân địa phương.
c) Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
- Phương pháp điều tra theo tuyến: Tuyến điều tra theo các sinh cảnh khác nhau, thu thập các loài thực vật, đặc biệt các loài thực vật quan trọng có trên tuyến. Sơ đồ các tuyến điều tra được thể hiện tại hình 1.
 
Hình 1. Các tuyến khảo sát chính tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
 

2.2.2. Phương pháp định tên khoa học
- Định tên khoa học và lập danh lục các loài thực vật quan trọng
Định loại tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh. Xử lý danh pháp theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và các cộng sự, ..). và trang Wed: The International Plant Name Index (http://www.ipni.org/index).
Giá trị bảo tồn của các loài thực vật được xác định căn cứ vào Sách Đỏ IUCN, 2010; Sách Đỏ Việt Nam, 2007; Nghị định 06-2019/NĐ-CP.
Danh lục thực vật quan trọng được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu này và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây.
- Đánh giá các mối đe doạ đến đa dạng sinh học
Phương pháp đánh giá mức độ của các mối đe dọa là phương pháp TRA (Threats Reduction Assessment) (Margoluis và Salafsky, 2001). Phương pháp này dựa vào 3 tiêu chí: phạm vi, cường độ và mức độ cấp thiết. Các tiêu chí này được định nghĩa như sau:
Phạm vi: Tỉ lệ diện tích trong Khu BTTN mà mối đe dọa sẽ tác động đến. Mối đe dọa này sẽ tác động tới toàn thể Khu BTTN hay chỉ một phần nhỏ của Khu BTTN?
Cường độ tác động: Cường độ suy thoái đa dạng sinh học do mối đe dọa đó gây ra. Trong diện tích quan tâm, mối đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn tài nguyên đa dạng sinh học hay chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ?
Mức độ cấp thiết: Tính cấp thiết của mối đe dọa. Mối đe dọa đó đang xảy ra ngay bây giờ hay là chỉ xảy ra trong tương lai gần/xa?
Với mỗi tiêu chí cho điểm (sắp xếp) các mối đe dọa từ 1 đến hết, trong đó hạng 1 là mối đe doạ thấp nhất theo tiêu chí đó. Sau khi cho điểm theo 3 tiêu chí trên, tiến hành phân cấp các mối đe dọa dựa trên tổng điểm của 3 tiêu chí đó.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài thực vật quan trọng tại khu BTTN Pù Huống
          Khu BTTN Pù Huống có 39.484,09 ha diện tích rừng, tương đương với 98% tổng diện tích khu bảo tồn (Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống, 2016). Pù Huống có hai kiểu rừng chính: rừng thường xanh đất thấp và rừng thường xanh núi thấp (Kemp và Dilger, 1996). Cả hai kiểu rừng trên đều ít nhiều mang yếu tố rừng rụng lá. Rừng thường xanh đất thấp phân bố trong khoảng độ cao từ 400 đến 900 m. Phần rìa của kiểu rừng này đã bị tác động mạnh và ưu thế bởi các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Táu lá nhỏ (Vatica fleuryana). Diện tích kiểu rừng này trước đây được khai thác cho mục đích thương mại cũng đã phục hồi. Rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 900m. Đối với kiểu rừng này, sự tác động chỉ xảy ra đối với những vùng dễ dàng tiếp cận ở những đai độ cao thấp. Càng lên cao hệ thực vật càng ưu thế bởi các loài thuộc các họ Hồ đào (Juglandaceae), Dẻ (Fagaceae) và Long não (Lauraceae). Kiểu rừng này cũng đặc trưng bởi sự hiện diện của các loài cây lá kim như Pơ-mu (Fokienia hodginsii) và Cunninghamia sp. (Kemp and Dilger 1996, Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống, 2016).
          Theo điều tra và các tài liệu trước đây, có 1.138 loài thực vật bậc cao, thuộc 164 họ khác nhau đã ghi nhận được ở Pù Huống trong đó có 44 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
  • Căn cứ vào kết quả điều tra và các tư liệu nghiên cứu, danh lục thực vật quan trọng ở khu BTTN Pù Huống được thể hiện tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh lục thực vật quan trọng ở khu BTTN Pù Huống
TT
loài
Tên khoa học Tên phổ thông Tư liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu
  I. Pinophyta Ngành Thông    
  1. Cupressaceae Họ Hoàng đàn    
1 Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas Pơ mu QS, QSM (1)
2 Calocedrus macrolepis Kurz, 1873 Bách xanh QS (2)
  2. Cycadaceae Họ Tuế    
3 Cycas pectinata Buch. - Ham. Thiên tuế lược QS, QSM (1)
  3. Podocarpaceae Họ Kim giao    
4 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub Kim giao QS (1)
5 Nageia wallichiana (C. Presl) O. Kuntze Kim giao đế mập QS, QSM (1)
6 Podocarpus neriifolius D.Don Thông tre QS, QSM (1)
7 Dacrycarpus imbricartus (Blume) de Laub. Thông nàng QS, QSM (1)
  4. Taxaceae Họ Thông đỏ    
8 Amentotaxus yunnanensis H. L. Li Dẻ tùng sọc rộng QS, PV (1)
  5. Đỉnh Tùng Họ Đỉnh tùng    
9 Cephalotaxus mannii Hook.f. Đỉnh tùng QS (1)
  6. Taxodiaceae Họ Bụt mọc    
10 Cunninghamia konishii Hayata Sa mộc dầu QSM (1)
  II. Magnoliophyta Ngành Mộc lan    
  IIa. Magnoliopsida Lớp Mộc lan    
  7. Araliaceae Họ Ngũ gia bì    
11 Acanthopanax gracilistylus W. W. Smith Ngũ gia bì hương QS (1)
  8. Altingiaceae Họ Tô hạp    
12 Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance Tô hạp trung hoa QS (1)
  9. Balanophoraceae Họ Dó đất    
13 Balanophora cucphuongensis N. T. Ban Cu chó PV, QS (1)
  10. Bignoniaceae Họ Núc nác    
14 Markhamia  stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. Đinh thối PV, QS (1)
  11. Burseraceae Họ Trám    
15 Canarium tramdenum Dai & Yakovl. Trám đen QS, QSM (1)
  12. Caesalpiniaceae Họ Vang    
16 Sindora  tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen Gụ lau QSM (1)
  13. Campanulaceae Họ  Hoa chuông    
17 Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms. Đảng sâm   (1)
  14. Clusiaceae Họ Bứa    
18 Garcinia  fagraeoides A. Chev. Trai lý QS, QSM (1)
  15. Dipterocarpaceae Họ Dầu    
19 Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz. Táu mặt quỷ QS, QSM (1)
20 Hopea hainanensis Merr. & Chun Sao hải nam QS, QSM (1)
21 Parashorea  chinensis H. Wang Chò chỉ QS, QSM (1)
  16. Fabaceae Họ Đậu    
22 Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương   (1)
23 Dalbergia rimosa Roxb. Trắc dây PV, QS (2)
  17. Juglandaceae Họ Hồ đào    
24 Annamocarya  sinensis (Dode) J. Leroy Chò đãi PV, QS (1)
25 Carya tonkinensis Lecomte Mạy châu QS, PV (1)
  18. Lauraceae Họ Re    
26 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hương QS, QSM (1)
27 Cinnamomum tamala (Buch.-Ham.) T. Nees & Eberm. Sơn quế QS, QSM (2)
28 Cinnamomum  parthenoxylon (Jack) Meisn. Vù hương PV, QS (1)
29 Machilus grandifolia S. K. Lee & F. N. Wei Kháo lá to   (1)
  19. Magnoliaceae Họ Mộc lan    
30 Manglietia fordiana Oliv. Vàng tâm QS, QSM (1)
31 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông QS, QSM (1)
32 Michelia mediocris Dandy Giổi xanh QS, QSM (1)
33 Pachylarnax praecalva Dandy Mỡ vạng   (1)
34 Tsoongiodendron odorum Chun Giổi thơm PV, QSM (1)
  20. Meliaceae Họ Xoan    
35 Aglaia  spectabilis (Miq.) Jain & Bennet. Gội nếp QS, QSM (1)
36 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa QS, QSM (1)
37 Dysoxylum  loureiri (Pierre) Pierre Huỳnh đường QS, QSM (1)
  21. Menispermaceae Họ Tiết dê    
38 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng QS, QSM (1)
  22. Myrsinaceae Họ Đơn nem    
39 Ardisia  silvestris Pitard Khôi tía QS (1)
40 Embelia parviflora Wall. Thiên lý hương PV, QS, QSM (2)
  23.Opiliaceae Họ Rau sắng    
41 Melientha suavis Pierre Rau sắng   (1)
  24. Sapindaceae Họ Bồ hòn    
42 Amesiodendron chinense (Merr.) Hu Trường mật QS, QSM (1)
  25. Sapotaceae Họ Hồng xiêm    
43 Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam Sến mật QS, QSM (1)
  26. Taccaceae Họ Râu hùm    
44 Tacca  chantrieri Andre Ngải rợm PV, QS (1)
  27. Thymelaeaceae Họ Trầm    
45 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương QS, QSM (1)
  28. Tiliaceae Họ Đay    
46 Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How Nghiến PV, QSM (1)
  29. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa    
47 Gmelina  lecomtei Dop Lõi thọ QS, QSM (1)
  IIb. Liliopsida Lớp Loa kèn    
  30. Arecaceae Họ Cau    
48 Calamus  platyacanthus Warb. ex Becc. Song mật QS, QSM (1)
  31. Orchidaceae Họ Phong lan    
49 Anoectochilus setaceus Blume Lan kim tuyến PV,QS, QSM (1)
  32. Zingiberaceae Họ Gừng    
50 Wurfbainia neoaurantiaca (T.L.Wu, K.Larsen & Turland) Škorničk. & A.D. Poulsen Sa nhân QS, QSM (1)
  • Ghi chú về tư liệu nghiên cứuPV- Phỏng vấn;  QSM- Quan sát mẫu; QS- Quan sát trong tự nhiên
  • Ghi chú về nguồn tài liệu(1)- Dự án bảo vệ rừng và quản lý lưu vực sông tỉnh Nghệ An, 2005; Dự án quỹ bảo tồn Việt Nam VCF (2)- Loài bổ sung cho khu BTTN Pù Huống
     Như vậy, tại khu BTTN Pù Huống đã ghi nhận được 50 loài thực vật quan trọng thuộc 45 chi và 32 họ. Trong 50 loài thực vật quan trọng ghi nhận được có 41 loài quan sát thấy trong môi trường tự nhiên; 31 loài ghi nhận qua mẫu vật tại nhà người dân và thu mẫu tiêu bản tại rừng; 11 loài ghi nhận qua tài liệu.
     Số loài thực vật quan trọng chiếm tỷ lệ khoảng 4,4% (50/1.138 loài) số lượng loài thực vật bậc cao có trong khu bảo tồn. Tỷ lệ các loài thực vật Hạt kín chiếm 80% (40/50 loài) so với tổng số thực vật bậc cao quan trọng trong khu bảo tồn. Các loài thực vật quan trọng tại khu bảo tồn chủ yếu là các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao như: Pơ mu, Bách xanh, Sến Mật, Nghiến, Lát hoa, Giổi, Vàng tâm, Giáng hương,... Đây cũng chính là những loài cây gỗ quý của Việt Nam, vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và phát triển những loài cây này.
3.2. Tình trạng bảo tồn các loài thực vật quan trọng tại khu BTTN Pù Huống
Danh sách các loài thực vật quan trọng đang bị đe dọa có tên trong Sách Đỏ thế giới (2010) và Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 06 được tổng hợp ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Tình trạng bảo tồn của các loài thực vật quan trọng
TT
loài
Tên khoa học Tên phổ thông Tình trạng bảo tồn
SĐTG SĐVN NĐ06
1 Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas, 1911 Pơ mu LR EN IIA
2 Calocedrus macrolepis Kurz, 1873 Bách xanh VU EN IIA
3 Cycas pectinata Buch. – Ham, 1829 Thiên tuế lược VU VU IIA
4 Cunninghamia konishii Hayata Sa mộc dầu VU VU IA
5 Cephalotaxus mannii Hook.f. Đỉnh tùng VU VU IIA
6 Acanthopanax gracilistylus W. W. Smith Ngũ gia bì hương   EN  
7 Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance Tô hạp trung hoa   EN  
8 Balanophora cucphuongensis N. T. Ban Cu chó   EN  
9 Markhamia  stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. Đinh thối   VU  
10 Canarium tramdenum Dai & Yakovl. Trám đen   VU  
11 Sindora  tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen Gụ lau DD EN IIA
12 Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms. Đảng sâm   VU  
13 Garcinia  fagraeoides A. Chev. Trai lý     IIA
14 Hopea hainanensis Merr. & Chun Sao hải nam CR EN  
15 Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương   EN IIA
16 Annamocarya  sinensis (Dode) J. Leroy Chò đãi EN EN  
17 Carya tonkinensis Lecomte Mạy châu   VU  
18 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hương EN VU IIA
19 Cinnamomum  parthenoxylon (Jack) Meisn. Vù hương DD CR  
20 Pachylarnax praecalva Dandy Mỡ vạng LR VU  
21 Tsoongiodendron odorum Chun Giổi thơm   VU  
22 Aglaia  spectabilis (Miq.) Jain & Bennet. Gội nếp LR VU  
23 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa LR VU  
24 Dysoxylum  loureiri (Pierre) Pierre Huỳnh đường   VU  
25 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng     IIA
26 Ardisia  silvestris Pitard Khôi tía   VU  
27 Embelia parviflora Wall. Thiên lý hương   VU  
28 Melientha suavis Pierre Rau sắng   VU  
29 Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam Sến mật VU EN  
30 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương CR EN  
31 Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How Nghiến   EN  
32 Calamus  platyacanthus Warb. ex Becc. Song mật   VU  
33 Anoectochilus setaceus Blume Lan Kim tuyến   EN IA
  Tổng   15 31 11
Ghi chú:
          SĐTG - Sách Đỏ của IUCN, 2010; SĐVN - Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (CR - Cực kỳ nguy cấp, EN- Nguy cấp, VU - Sẽ nguy cấp, LR - Ít nguy cấp, DD - Thiếu dữ liệu)
          NĐ06 - Nghị định 06/2019/NĐ-CP: IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng), IIB (Hạn chế khai thác sử dụng)
Như vậy, trong số 50 loài thực vật quan trọng ghi nhận được thì 33 loài có tình trạng bảo tồn cao, trong đó 15 loài nằm trong Sách Đỏ IUCN (2010) và 31 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
Trong 15 loài thực vật được liệt kê trong Sách Đỏ của IUCN; 2 loài được xếp mức Cực kỳ nguy cấp (CR) là Sao hải nam và Trầm hương, 2 loài được xếp mức Nguy cấp (EN) là Gù hương và Chò đãi, 3 loài được xếp mức Sẽ nguy cấp (VU) là Thiên tuế lược, Sa mộc dầu và Sến mật. Trong 31 loài thực vật được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam; 1 loài được xếp mức Cực kỳ nguy cấp (CR) là Vù hương, 12 loài được xếp mức Nguy cấp (EN) và 18 loài được xếp mức Sẽ nguy cấp (VU).
Ngoài ra, có 11 loài thực vật nằm trong danh mục của Nghị định 06/2019/NĐ-CP; trong đó, 2 loài nghiêm cấm khai thác sử dụng (nhóm IB) là Lan Kim tuyến và Sa mộc dầu và 8 loài còn lại thuộc nhóm hạn chế khai thác sử dụng.
3.3. Các mối đe doạ đến đa dạng thực vật tại khu BTTN Pù Huống
3.3.1.  Khai thác gỗ trái phép
Hoạt động khai thác gỗ diễn ra trên diện rộng, do nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương và cho thương mại. Các loài cây gỗ bị khai thác bao gồm: Giổi, Lõi thọ, Re gừng, Táu mật, Trai lý, Sến mật,... Khi chặt hạ cây gỗ lớn sẽ kéo theo nhiều cây nhỏ khác đổ theo, song song với việc khai thác gỗ là các hoạt động bẫy bắt động vật để làm thực phẩm. Vì vậy việc khai thác gỗ còn ảnh hưởng rất lớn tới các loài động vật.
3.4.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức
Các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu để bán (măng, đót, mật ong, sa nhân, lá nón, song mây, một số cây thuốc,...) một số ít được sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Một số loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị làm thuốc chữa bệnh, làm đồ thủ công mỹ nghệ bị khai thác quá mức như: Hoàng đằng, dây Máu chó, Lan kim tuyến,.... Trong khi đó, lâm sản ngoài gỗ chưa được chú trọng gây trồng, phát triển, cách thu hái thường theo kiểu tận diệt, hạn chế khả năng tái sinh. Do vậy, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang dần bị cạn kiệt.
3.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng và định cư
Tuyến đường quốc lộ 48C nối liền quốc lộ 7 và quốc lộ 48 đi sát liền kề khu BTTN Pù Huống đã ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Tuyến đường này tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận và gây tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. Mặt khác tuyến đường còn tạo thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản trái phép qua địa bàn gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng.
3.4.4. Cháy rừng
Nguy cơ cháy rừng vẫn tiềm ẩn do người dân vẫn thường sử dụng lửa ở trong rừng để đốt ong, sấy măng, đốt lửa làm nương rẫy,....
3.4.5. Chăn thả gia súc
Tập quán chăn nuôi gia súc của người dân ở đây là thả rông trong rừng. Hoạt động chăn thả gia súc ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tự nhiên, ảnh hưởng khả năng tái sinh của các loài cây, đặc biệt các loài thực vật quan trọng.
3.4.6. Phá rừng làm nương rẫy
Hoạt động phá rừng làm nương rẫy của một số bộ phận dân địa phương là nguyên nhân chính làm cho diện tích rừng trong khu vực bị suy giảm. Các hoạt động này làm suy giảm nguồn gen thực vật của khu bảo tồn. Do diện tích đất nông nghiệp ở các xã giáp ranh khu BTTN Pù Huống rất ít, dân số gia tăng, nên nhu cầu về lương thực tăng cao dẫn đến thiếu đất canh tác, vì vậy người dân phá rừng để mở rộng diện tích làm nương rẫy.
3.4.7. Khai thác vàng và khoáng sản trong khu bảo tồn
Trong vùng lõi của khu BTTN Pù Huống, ngoài sự phong phú của tài nguyên rừng còn là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản có giá trị cao như Vàng tại các xã Quang Phong, Cắm Muộn (huyện Quế Phong) và Nga My (huyện Tương Dương). Các hoạt động khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng không nhỏ tới đa dạng sinh học của khu bảo tồn.
3.4.8. Phân hạng các mối đe doạ
Kết quả đã xác định có 7 mối đe dọa đến đa dạng thực vật khu BTTN Pù Huống. Kết quả cho điểm và phân hạng các mối đe dọa được thể hiện trong Bảng 3.3
Bảng 3.3. Phân hạng các mối đe doạ đến đa dạng sinh học khu BTTN Pù Huống
Đe dọa trực tiếp Tiêu chí phân loại (điểm) Tổng điểm Phân hạng
Phạm vi Cưòng độ Tính khẩn cấp
1. Khai thác gỗ trái phép 7 7 6 20 I
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức 6 4 2 12 IV
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng và định cư 2 2 3 7 VI
4. Cháy rừng 1 1 4 6 VII
5. Chăn thả gia súc 5 3 1 9 V
6. Phá rừng làm nương rẫy 4 5 7 16 II
 7. Khai thác vàng và khoáng sản 3 6 5 14 III
Như vậy, khai thác gỗ trái phép và phá rừng làm nương rẫy là hai mối đe doạ chính. Hai mối đe doạ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng thực vật, đồng thời cũng là mối đe dọa các loài thực vật quan trọng, có giá trị cao.
          3.5. Các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật quan trọng tại khu BTTN Pù Huống
3.5.1. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng
          Hoàn tất công tác đóng cọc mốc phân định ranh giới khu bảo tồn. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, giám sát việc trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng trong vùng đệm.
          Cần hoàn thiện công tác giao đất gắn với giao rừng cho người dân vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái để người dân có ý thức tổ chức bảo vệ những diện tích rừng đã được giao, khoán. Ổn định đời sống cư dân trong và xung quanh khu bảo tồn; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ, bảo tồn các loài thực vật quan trọng, quý hiếm.
Nghiêm cấm mọi hình thức khai thác lâm sản, giám sát việc đốt nương làm rẫy, cấm phát nương mới.
Xây dựng các chương trình trồng, phục hồi rừng trong khu vực, trong đó cần chú ý tới việc sử dụng các cây bản địa của địa phương làm cây trồng rừng, ưu tiên trồng các loài cây quý hiếm, đặc trưng, có giá trị cao của khu vực.
          Tại những phân khu phục hồi sinh thái, những diện tích rừng có mật độ các loài thực vật quan trọng cần xúc tiến tái sinh tự nhiên thường xuyên.
Cần có các dự án trồng và làm giàu rừng, dành kinh phí thích đáng của chương trình phát triển kinh tế cho các xã vùng đệm nhằm ổn định đời sống đồng bào các dân tộc, nâng cao hiểu biết về rừng, môi trường sinh thái để góp phần bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng và cảnh quan trong khu vực.
3.5.2. Giải pháp kinh tế - xã hội
Tăng cường đầu tư trợ giúp khu vực phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án đầu tư, dự án LNXH, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ rừng. Trước hết cần nâng cao đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, phấn đấu không còn các hộ đói bằng các biện pháp cụ thể:
- Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn hiện nay (có thể từ 5 - 7 năm, hiện tại là 3 năm) để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới tận người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả.
- Để hạn chế một phần việc khai thác gỗ như hiện nay, cần nghiên cứu đưa các vật liệu ngoài gỗ để thay đổi tập quán dựng nhà sàn bằng gỗ.
- Xây dựng "Hương ước bảo vệ rừng" ở mỗi thôn, bản và hương ước đó sẽ được ban quản lý in và phát đến từng hộ gia đình. Khi việc quản lý rừng đã đi vào hương ước của thôn, bản thì ý thức và hành động của người dân trong việc bảo vệ rừng cũng được nâng cao, người dân sẽ tự kiểm soát lẫn nhau, cùng nhau tố giác mọi hành vi xâm hại làm ảnh hưởng đến rừng, cùng với Ban quản lý - Kiểm lâm - chính quyền xã thực hiện tốt việc duy trì và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, nguồn gen động - thực vật quý hiếm cho thế hệ hôm nay và mai sau.
4. KT LUN
          1. Đã ghi nhận được 50 loài thực vật quan trọng thuộc 45 chi và 32 họ trong khu BTTN Pù Huống. Các loài thực vật quan trọng ghi nhận được có giá trị bảo tồn cao: 15 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN (2010), 31 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 11 loài được pháp luật của Việt Nam bảo vệ.
          2. Đã xác định được 7 mối đe doạ gây ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn, đặc biệt là gây nguy hại cho các loài thực vật quan trọng. Xác định được hai mối đe doạ chính là khai thác gỗ trái phép và phá rừng làm nương rẫy.
          3. Căn cứ vào các mối đe doạ gây ảnh suy giảm tính đa dạng sinh học thực vật đã đề xuất được một số giải pháp về quản lý bảo vệ rừng và giải pháp về mặt kinh tế - xã hội. Trong đó nhấn mạnh đến chính sách giao đất giao rừng và sự cộng tác của người dân trong việc bảo tồn và phát triển các loài thực vật quan trọng nơi đây.

Tµi liÖu tham kh¶o
  1. Anon. (1995). Báo cáo về tài nguyên thiên nhiên ở khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh Nghệ An.
  2. Cây gỗ rừng Việt Nam, tập I-VII. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1970-1986.
  3. Dự án Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (2009), Báo cáo tham vấn xã hội/SSR. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Nghệ An
  4. Dự án Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (2009), Kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An.
  5. http://www.ipni.org/index.
  6. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.
  7. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi (1995): Những loài thực vật bị đe doạ bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Tạp chí sinh học tháng IX, 1995, trang 47-48.
  8. Nguyễn Duy Chuyên (1991-1995), Bảo vệ tính đa dạng sinh học các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở miền Nam Việt Nam. Công trình Khoa học kỹ thuật điều tra qui hoạch rừng, trang 101-106.
  9. Nguyễn Nghĩa Thìn(1997): Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
  10. Sách đỏ Việt Nam-phần thực vật (2007). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tran Duc Dung1, Tran Dinh Thang2
5.3.2021
1 Management Board of Pu Huong Nature Reserve, Nghe An
2Vinh University
The Pu Huong Nature Reseve a special-use forest of Vietnam, it is situated in the Nghe An province. This inherited a potential flora evaluated that quite diverse and rich with many high- oder plants. According to previous surveys and documents have been recorded the number of 1.138 vascular plant species, belonging to 164 different families, of which 44 species are listed in the Red Data Book of Vietnam (2007). In our survey have also identified 50 important species came to 45 genera and 32 families. In which consits of 41 species observed in the natural enviroment, 31 species refined through samples collected at local people's houses and in the forest and 11 species confirmed by the literatures. These important species account for about 4.4 % of the number of higher plant species exits in the nature reserve, most of them are species get high economic values such as: Fokienia hodginsii, Madhuca pasquieri, Burretiodendron hsienmu, Chukrasia tabularis, Michelia mediocris, Manglietia fordiana, Pterocarpus macrocarpus. Moreover, there are precious timber species of Vietnam, hence it is necessary to finding a detail procedure directed to the purpose of protecting and developing these ones.

Tác giả: Trần Đức Dũng Phó giám đốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay8,106
  • Tháng hiện tại413,007
  • Tổng lượt truy cập4,039,170
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây