Kết quả  “Nghiên cứu các loài thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống, đề xuất mô hình trồng một số loài cây có tinh dầu có giá trị nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm”

Thứ hai - 26/12/2022 21:04
1. Tên công trình: Nghiên cứu các loài thực vật có tinh dầu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, đề xuất mô hình trồng một số loài cây có tinh dầu có giá trị nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm.
2. Đơn vị thực hiện: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Khu BTTN Pù Huống).
3. Đơn vị tư vấn: Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học.
Địa chỉ: Số 3, ngõ 35, đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
4. Nội dung thực hiện:
- Điều tra, thu mẫu vật, xác định tên khoa học của một số loài cây có tinh dầu.
- Đánh giá tính đa dạng các loài thực vật có mạch cho tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
- Xác định hàm lượng, phân tích thành phần hoá học tinh dầu của một số loài thực vật cho tinh dầu giá trị

- Thử hoạt tính kháng VSV kiểm định và kháng ấu trùng muỗi của một số loài được phân tích thành phần hóa học tinh dầu.
- Định hướng xây dựng mô hình trồng và phát triển góp phần tăng thu nhập cho người dân ở Miền Tây Nghệ An.
5. Quy mô, phạm vi thực hiện:
Phạm vi điều tra, nghiên cứu các loài thực vật có tinh dầu được triển khai thực hiện trên địa bàn 15 xã thuộc 5 huyện gồm: Xã Nga My, xã Xiêng My của huyện Tương Dương; xã Bình Chuẩn của huyện Con Cuông; các xã: Nam Sơn, xã Châu Thái, Châu Cường, Châu Lý, Bắc Sơn, Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Thành, Hạ Sơn của huyện Quỳ Hợp; Xã Diên Lãm, xã Châu Hoàn của huyện Quỳ Châu; xã Quang Phong, huyện Quế Phong

6. Kết quả điều tra nghiên cứu:
Đã điều tra, nghiên cứu, thu mẫy trên tuyến điều tra với 160 km, trên địa bàn 15 , thuộc 5 huyện gồm: Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và Tương Dương (điều tra, thu thập mẫu, chụp ảnh loài,..); tiến hành điều tra, phân bố các loài thực vật có tinh dầu với phạm vi khảo sát trên 300 ha; tiến hành thu mẫu với 400 mẫu tiêu bản của  306 loài thực vật cho tinh dầu, làm tiêu bản thực vật với 110 tiêu bản; đã chưng cất và xác định hàm lượng, phân tích và đánh giá thành phần hóa học của 33 mẫu và đồng thời thử hoạt tính kháng muỗi, kháng vi sinh vật kiểm định của 20 mẫu thuộc 15 loài. Kết quả cụ thể:
1. Kết quả nghiên cứu về đa dạng các loài thực vật có tinh dầu trên địa bàn Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã rút ra một số kết luận:
  Đã điều tra các xã của Khu BTTN Pù Huống với 110 tiêu bản hoàn chỉnh. Xác định 306 loài, thuộc 133 chi và 40 họ ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta). Cụ thể:
a) Đa dạng về các bậc taxon các loài thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống
Bảng 1. Phân bố các loài thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống
Ngành Họ Chi Loài
Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %
Pinophyta 3 7,5 5 3,76 6 1,96
Magnoliophyta 37 92,5 128 96,24 300 98,04
Magnoliopsida 31 77,5 113 84,96 267 87,25
Liliopsida 6 15 15 11,28 33 10,78
Tỷ lệ Mag./Li. 5,17 7,53 8,09
Tổng 40   133   306 100
Kết quả bảng 1 cho thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 300 loài chiếm 98,04% tổng số loài; 28 chi, chiếm 96,24% tổng số chi và 37 họ chiếm 92,5% tổng số họ; ngành Thông (Pinophyta) chỉ với 6 loài chiếm 1,96%, 5 chi chiếm 3,76% và 3 họ chiếm 7,5% tổng số họ. Như vậy, các taxon có tinh dầu chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan với số chi và loài chiếm trên 90%, điều này hoàn toàn hợp lý so với sự tiến hóa của thực vật bởi vì ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thế của các ngành thực vật có mạch.
b) Đa dạng về bậc họ
Trong số 40 họ thực vật cho tinh dầu đã xác định được ở Khu BTTN Pù Huống đã xác định được 10 họ đa dạng nhất (từ 5 đến 77 loài) chiếm 25 % tổng số họ, 72,93% tổng số chi và 83,33% tổng số loài.
Bảng 2. họ có số lượng loài nhiều nhất có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống
TT Họ Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %
Tên Khoa học Tên Việt Nam
1 Lauraceae Long não 12 9,02 77 25,16
2 Asteraceae Cúc 24 18,05 40 13,07
3 Annonaceae Na 15 11,28 35 11,44
4 Zingiberaceae Gừng 9 6,77 26 8,50
5 Lamiaceae Hoa môi 14 10,53 24 7,84
6 Rutaceae Cam 11 8,27 20 6,54
7 Myrtaceae Sim 4 3,01 16 5,23
8 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 3 2,26 6 1,96
9 Piperaceae Hồ tiêu 2 1,50 6 1,96
10 Araliaceae Nhân Sâm 3 2,26 5 1,64
  Tổng   97 72,93 255 83,33
          Kết quả thống kê từ bảng 2 cho thấy: trong số 10 họ có số lượng loài nhiều nhất thì Long não (Lauraceae) là họ có số lượng loài nhiều nhất với 77 loài. Tiếp đến là Cúc (Asteraceae) – 40 loài, họ Na (Annonaceae) với 35 loài, Gừng (Zingiberaceae) - 26 loài, Lamiaceae với 24 loài, Cam (Rutaceae) - 20 loài, Myrtaceae -16 loài, Verbenaceae và Piperaceae cùng có 6 loài, Araliaceae với 5 loài.
          Như vậy, kết quả nghiên cứu về các loài thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác về các họ có tinh dầu, một lần nữa khẳng định các họ có tinh dầu nhiều nhất, đó là các họ: Long não (Lauraceae), Na (Annonaceae), Gừng (Zingiberaceae), Cúc (Asteraceae), Cam (Rutaceae), Cỏ roi ngựa (Verberaceae), Sim (Myrtaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Hoa môi (Lamiaceae), Hồ tiêu (Piuperaceae),...
c) Đa dạng về bậc chi
          Trong số 133 chi đã xác định và đã thống kê được 11 chi có số lượng loài nhiều nhất, chiếm 5,65% tổng số chi, nhưng có tới 105 loài chiếm 34,31% tổng số loài cây chứa tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống. Kết quả được thống kê qua bảng bảng 3.
Bảng 3. Các chi có số lượng loài cho tinh dầu nhiều ở Khu BTTN Pù Huống
TT Chi Số loài Tỷ lệ %
Tên khoa học Tên Việt Nam
1 Litsea Màng tang 17 5,56
2 Cinnamomum Quế 14 4,58
3 Syzygium Trâm 13 4,25
4 Fissistigma Lãnh công 10 3,27
5 Neolitsea Nô mới 9 2,94
6 Alpinia Riềng 9 2,94
7 Lindera Ô đước 8 2,61
8 Cryptocarya 7 2,29
9 Callicarpa Tử châu 6 1,96
10 Machillus Kháo 6 1,96
11 Zingiber Gừng 6 1,96
Tổng 105 34,31
Ở bảng 3 xác định được 11 chi có nhiều loài, trong đó Màng tang (Litsea) là chi có số lượng loài nhiều nhất với 17 loài, tiếp đến là chi Quế (Cinnamomum) có 14 loài, Trâm (Syzygium) - 13 loài, Lãnh công (Fissistigma) – 10, Neolitsea và Riềng (Alpinia) cùng có với 9 loài, Ô đước (Lindera) với 8 loài, Cà đuối (Cryptocarya) với 7 loài, Tử châu (Calicarpa), Kháo (Machillus) và Gừng (Zingiber) cùng có 6 loài.
2. Giá trị sử dụng của các loài cây có tinh dầu:
Ngoài giá trị sử dụng cho tinh dầu thì các loài nghiên cứu được thống kê về các giá trị sử dụng khác, với 230 loài có các giá trị sử dụng khác như: làm thuốc, ăn được, làm gia vị, cho gỗ,... Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Giá trị sử sụng của các loài thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống
TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ %
1 Nhóm cây làm thuốc THU 180 58,82
2 Nhóm cây cho gỗ LGO 72 23,53
3 Nhóm cây ăn được ANĐ 38 12,42
4 Nhóm cây làm cảnh CAN 19 6,21
6 Cây dầu béo CDB 10 3,27
7 Nhóm cây cho gia vị GV 4 1,31
8 Nhóm cây cho độc, tannin và nhuộm DOC, NHU, TAN 4 1,31
Tại bảng 4 về thực vật có tinh dầu Khu BTTN Pù Huống nhóm cây làm thuốc với số lượng loài lớn nhất là 180 loài chiếm 58,82%, tiếp đến là nhóm cây cho gỗ với 72 loài chiếm 23,53%, nhóm cây ăn được với 38 loài chiếm 12,42%, nhóm cây làm cảnh với 19 loài chiếm 6,21%, nhóm cây dầu béo với 10 loài chiếm 3,27%, nhóm cây cho gia vị, nhóm cây cho độc, tannin và nhuộn chiêm tỷ lệ thấp nhất với 1,31%.
3. Nghiên cứu đã thống kê được 15 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ Việt Nam (2007) có phân bố ở Khu BTTN Pù Huống. Các loài này cần có giải pháp bảo tồn để nhân giống và khai thác. Cụ thể:
Bảng 5. Thống kê các loài thực vật có tinh dầu bị nguy cấp ở Khu BTTN Pù Huống
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tình trạng
SĐVN
84
IU
CN
  Phylla.1. Pinophyta Ngành Thông      
  Fam.1. Cupressaceae Họ Hoàng đàn      
  1.  
Calocedrus macrolepis Kurz Bách xanh EN IIA LR
  1.  
Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas Pơ mu EN IIA VU
  Fam.2. Taxaceae Họ Thông đỏ      
  1.  
Amentotaxus yunnanensis H. L. Li Dẻ tùng vân nam     VU
  Phylla.2. Magnoliophyta Ngành Ngọc lan      
  Class.1. Magnoliopsida Lớp Ngọc lan      
  Fam.1. Burseraceae Họ Trám      
  1.  
Canarium pimela K.D.Koenig Trám đen VU    
  Fam.2. Dipterocarpaceae Họ Dầu      
  1.  
Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu VU   VU
  Fam.3. Lauraceae Họ Long não      
  1.  
Cinnamomum balansae Lecomte Vù hương VU IIA EN
  1.  
Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. Re hương CR IIA  
  Fam.4. Magnoliaceae Họ Ngọc lan      
  1.  
Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy Vàng tâm VU    
  Fam.5. Myrsinaceae Họ Đơn nem      
  1.  
Ardisia silvestris Pitard Khôi tím VU    
  Fam.6. Myrtaceae Họ Sim      
  1.  
Acmena acuminatissimum (Blume) Merr. et Perr. Thoa VU    
  Fam.7. Schisandraceae Họ Ngũ vị      
  1.  
Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib Xưn xe tạp VU    
  Fam.8. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói      
  1.  
Limnophila rugosa (Roth.) Merr. Hồi nước VU    
  Fam.9. Thymelaeaceae Họ Trầm      
  1.  
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Gió bầu EN    
  Fam. 10. Thymelaeaceae Họ Trầm      
  1.  
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm EN    
  Class.2. Liliopsida Lớp Hành      
  Fam.1. Orchidaceae Họ Lan      
  1.  
Anoectochilus setaceus Blume Lan kim tuyến EN IA  
Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì tại Khu BTTN Pù Huống có 1 loài thực vật cho tinh dầu rất nguy cấp (CR), 5 loài nguy cấp (EN) và 8 loài sẽ nguy cấp (VU). Trong đó các loài điển hình như: Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Gió bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume), Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard), …
Tại Khu BTTN Pù Huống đã xác định được 3 loài thực vật có tinh dầu bị cấm khai thác và buôn bán trên thị trường, trong đó có 1 loài ở phụ lục IA và 2 loài ở phụ lục IIA của Nghị định số 84/2021/NĐ-CP. Đây là những loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh và cho gỗ nên đã và đang bị khai thác nhiều trong tự nhiên. Hiện nay, nơi sống của chúng đã bị thu hẹp chỉ có thể gặp ít cá thể ở một vài điểm trong Khu BTTN, như: Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume), Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.)       
Theo IUCN (2021) thì, ở Khu BTTN Pù Huống có 2 loài thực vật có tinh dầu nguy cấp và sẽ nguy cấp gồm: Vù hương (Cinnamomum balansae), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume).
4. Chưng cất và xác định được hàm lượng của 33 mẫu tinh dầu. Trong đó, hàm lượng tinh dầu của các loài được nghiên cứu biến đổi từ 0,11 đến 2,56% trọng lượng tươi. Cụ thể
Với 40 mẫu được thu thập để chiết tinh dầu, trong đó có 33 mẫu thuộc 26 loài của 8 họ thực vật được xác định hàm lượng, các mẫu khác thì hàm lượng tinh dầu có sự biến đổi.
Bảng 5. Hàm lượng các mẫu được chưng cất tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Bộ phận Hàm lượng tinh dầu (%)
  1. Lauraceae Họ Long não    
  1.  
Cinnamomum cassia Quế quỳ 1,36
Vỏ 2,41
  1.  
Beilschmiedia danhkyii Chắp kỳ 0,34
  1.  
Lindera metcalfiana var. metcalfiana Ô đước metcalfiana 0,17
  1.  
Cinnamomum subsericeum Re nhung 0,56
  1.  
Cryptocarya lenticellata Mò nanh vàng 0,29
  1.  
Lindera chuii Ô đước chun 0,21
  1.  
Lindera annamensis Ô đước trung bộ 0,17
  1.  
Litsea cubeba Màng tang 1,22
Cành 0,48
Hoa 0,76
Quả 1,56
  1.  
Lindera gracilipes Liên đàn 0,18
  1.  
Neolitsea vuquangensis Nô vũ quang
0,36
0,34
  1.  
Machilus salicina Kháo 0,45
  Fam. 2. Podocarpaceae Họ Kim giao    
  1.  
Podocarpus neriifolius Thông tre 0,11
  Fam. 3. Burseraceae Họ Trám    
  1.  
Canarium subulatum Trám lá đỏ 0,23
  Fam.4. Asteraceae Họ Cúc    
  1.  
Conoclinium coelestinum DC. Mỹ sơn 0,45
  1.  
Strobocalyx arborea  Cúc đại mộc 0,16
  Fam.5. Myrtaceae Họ Sim    
  1.  
Syzygium oblatum Trâm đỏ 0,21
  1.  
Syzygium abortivum Trâm lạc thai 0,19
  1.  
Rhodamnia dumetorum Tiểu sim 0,82
  1.  
Syzygium tonkinense Sim bắc bộ 0,17
  1.  
Syzygium bullocke Trâm bulloc 0,20
  Fam.6. Zingiberaceae Họ Gừng    
  1.  
Zingbier castaneum Gừng trung bộ 0,22
Thân rễ 0,31
  1.  
Zingiber nitens Gừng lá sáng bóng 0,27
Thân rễ 0,54
  Fam.7. Rutaceae Họ Cam    
  1. \
Melicope pteleifolia Ba chạc Lá, Quả 0,31
0,61
  1.  
Murraya glabra Cửu lý hương nhẵn 1,56
  1.  
Acronychia pedunculata Bưởi bung Lá, Quả 0,42
0,35
  Fam.8. Scrophullariaceae Họ Hoa mõm sói    
  1.  
Limnophila rugosa Quế đất Cả 2,62
Như vậy, kết quả trên cho thấy, hàm lượng tinh dầu của 26 loài cho tinh dầu phân bố ở Khu BTTN Pù Huống có hàm lượng từ 0,11-2,62%. Trong đó, cao nhất là hàm lượng tinh dầu ở thân lá loài Quế đất đạt 2,62% trọng lượng tươi; tiếp đến là ở lá loài Quế đạt 2,41%.
          5. Đã phân tích và đánh giá được thành phần hóa học tinh dầu của 20 mẫu thuộc 15 loài thực vật.
6. Đã thử được hoạt tính sinh học của 20 mẫu tinh dầu trên các vi sinh vật kiểm định và 04 mẫu đối với ấu trùng muỗi. Trong đó, tất cả các mẫu đều có khả năng kháng lại chủng G (+) Enterococcus faecalis ATCC29212 và nấm men Candida albicans ATCC10231; chủng G (+) Staphylococcus aureus ATCC25923 kháng lại trên 20 mẫu thử nghiệm. Trong các mẫu thử nghiệm khả năng diệt ấu trùng của 2 loại muỗi Aedes aegypti Culex quinquefasciatus thì kết quả đều cho thấy các mẫu tinh dầu đều có khả năng diệt ấu trùng muỗi của 2 loài.
7. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, định hướng mô hình trồng một số loài tinh dầu có giá trị
Để bảo tồn Đa dạng Sinh học tại Khu BTTN Pù Huống cần phải quan tâm tới nhiều vấn đề cả trước mắt và lâu dài. Nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu là bộ phận quan trọng trong nguồn tài nguyên rừng cần được bảo tồn. Đa số các loài cây có tinh dầu là cây thân thảo, gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Nhiều loài trong chúng phân bố rộng, sinh trưởng và phát triển nhanh, tái sinh tự nhiên thuận lợi và có sinh khối lớn. Đây là nguồn tài nguyên có nhiều tiềm năng đối với kinh tế - xã hội - môi trường.
Song song bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu cần phải gắn liền với phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Gắn bảo tồn với việc phát triển cây tinh dầu ở vùng đệm (ex situ) tạo nguồn lợi, nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng đồng dân cư. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu được đối với một số loài có chất lượng tinh dầu tốt, có triển vọng ứng dụng, cần tiếp tục nghiên cứu để kết hợp bảo tồn tại chỗ (in situ) với chuyển chỗ (ex situ); giữa bảo tồn nguồn gen với phát triển, khai thác hợp lý, tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
7.1. Bảo tồn tại chỗ (In Situ)
Các loài cây có tinh dầu ở những nơi phân bố tự nhiên của chúng tại Khu BTTN Pù Huống, đặc biệt là với các loài quý hiếm, các loài trong Sách Đỏ Việt Nam, Nghị Định 84/CP-2021. Trong đó: Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnanensis H. L. Li), Trám đen (Canarium pimela K.D.Koenig), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Vàng tâm (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume),…
7.2. Bảo tồn chuyển chỗ
- Ở Khu BTTN Pù Huống có các loài cây thuộc ngành Thông chủ yếu phân bố ở độ cao 700 m trở lên như Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnanensis H. L. Li),…. Đây là những loài cho gỗ quý, nên hiện nay đang bị khai thác cạn kiệt để lấy gỗ. Ngoài ra, chúng còn cho tinh dầu được dùng trong công nghệ dược, mỹ phẩm, sơn,… Do vậy, cần được bảo tồn đồng thời nghiên cứu các biện pháp gây trồng (ex situ) về lâu dài.
- Một số loài cây tinh dầu có độ gặp nhiều, phân bố rộng ở khắp các khu vực và có sinh khối lớn thuộc các chi Quế (Cinnamomum), Màng tang (Litsea cubeba), Thiên niên kiện (Homalomena), Hồi nước (Limnophylla),…Do vậy, khi khai thác tinh dầu cần có kế hoạch và mức độ hợp lý để đảm bảo khả năng tái sinh của chúng đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, muốn khai thác các loài này cần có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hàm lượng, về thành phần hóa học của tinh dầu ở các bộ phận khác nhau cùng với các yếu tố khác nhau (thời gian sinh trưởng, các địa điểm thu hái khác nhau, phân bố, mùa vụ) cũng như nhu cầu của thị trường ở trong và ngoài nước.
          - Một số loài được nghiên cứu với hàm lượng tinh dầu trên 0,1%, có nguồn nguyên liệu phong phú và có chất lượng tinh dầu tốt, có triển vọng phát triển và khai thác tạo sản phẩm hàng hóa cần quan tâm như: Màng tang (Litsea cubeba), Re nhung (Cinnamomum subsericeum), Chắp kỳ (Beilschmiedia danhkyii), Nô vũ quang (Neolitsea vuquangensis), Ba chạc (Melicope pteleifolia), Cửu lý hương nhẵn (Murraya glabra), Quế đất (Limnophila rugosa),…
          Nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Khu BTTN Pù Huống rất là phong phú và rất đa dạng. Hiện nay, cư dân trong khu vực thường khai thác các loài này để sử dụng vào những mục đích khác nhau và hầu như chưa quan tâm đến việc lấy tinh dầu. Đây là việc lãng phí lớn, cần có biện pháp khắc phục. Các cơ quan chức năng: Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống, Hạt kiểm lâm,  UBND huyện, xã và cộng đồng các dân tộc sống ở gần rừng cần sớm được thông tin để hiểu rõ giá trị các cây tài nguyên có tinh dầu; đồng thời có các biện pháp thiết thực để vừa bảo tồn, vừa tạo nguồn nguyên liệu để khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao và góp phần thiết thực vào nhiệm vụ bảo tồn Đa dạng sinh học của Khu BTTN Pù Huống.
7.3. Giải pháp xã hội
a) Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng
- Tăng cường thêm người cho lực lượng kiểm lâm ở địa bàn để ngăn chặn tận gốc các hiện tượng chặt phá rừng.
- Nâng cao năng lực thực thi Pháp luật cho cán bộ ở khu vực nghiên cứu và chính quyền xã thông qua đào tạo và trang bị phương tiện.
- Rà soát lại hệ thống mốc giới tại các Tiểu khu, xác định rõ ranh giới, mốc giới giữa các Tiểu khu cả trên bản đồ và thực địa, đóng bổ sung hệ thống mốc giới, hệ thống bảng nội quy, bảng niêm yết tại các khu vực có nhiều người dân qua lại.
- Lập hồ sơ quản lý Tiểu khu để quản lý chặt chẽ các loại tài nguyên động thực vật, cảnh quan, hang động, xác định được các nguy cơ, tác nhân xâm hại đối với từng Tiểu khu.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, đặc biệt là phụ nữ tham gia tích cực vào công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại các địa phương.
b) Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
Hiện tại đại đa số dân cư sống trong khu vực nghiên cứu có mức thu nhập chưa cao. Sản xuất lương thực, lâm nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Đời sống phụ thuộc rất lớn vào khai thác tài nguyên rừng như gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng. Do vậy các hoạt động chính cần tiến hành là:
- Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, bản theo hướng quản lý bền vững, trong đó cần đặc biệt chú trọng sự tham gia của người dân trong quá trình làm quy hoạch.
- Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích quyền lợi trong quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng đặc dụng. Tăng cường đầu tư và khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Lựa chọn và phổ cập các mô hình canh tác cho năng suất, hiệu quả cao và bền vững cho người dân trong vùng biết và học tập. Đồng thời nghiên cứu phát triển, gây trồng một số loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và trồng cây đặc sản của địa phương như: Cây dược liệu, cây ăn quả, cây có tinh dầu và các loại hoa,… Những hoạt động này không được tiến hành ở các khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng lõi của Khu BTTN Pù Huống.
- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, phổ cập hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới, bồi dưỡng kiến thức về thị trường và quản lý kinh tế hộ cho nông dân.
- Lồng ghép việc giao đất giao rừng cho người dân quản lý với việc tuyên truyền phổ biến các kiến thức về giá trị của rừng, của các loài cây cho tinh dầu và các loài quí hiếm cần bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững.
c) Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Điều tra cụ thể nguồn tài nguyên thiên nhiên để xác định giới hạn sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại các thôn bản; đánh giá hiện trạng săn bắt buôn bán động vật, cây cảnh và ảnh hưởng của nó đến nhiệm vụ bảo tồn Đa dạng Sinh học tại Khu BTTN Pù Huống cũng như với kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương.
- Điều tra cơ sở kinh tế hộ gia đình nông thôn ở khu vực nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng các mô hình phù hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư của địa phương, xem xét lựa chọn bổ sung một số hoạt động có tính thời sự và mang tính chiến lược đối với địa phương.
d) Nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng
Hiện tại, những hiểu biết của cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm của Khu BTTN Pù Huống về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái còn có những hạn chế. Do vậy, để quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, việc tham gia của người dân là hết sức quan trọng, nhất là công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực có rất nhiều cư dân đang sinh sống. Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của các loài cây cho tinh dầu, về thị trường tinh dầu, các biện pháp phát triển khai thác hợp lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu tại Khu BTTN Pù Huống.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ, quản lý các loài cây cho tinh dầu: đưa vào các hương ước, nội quy và biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của các thôn bản, làng, dòng họ,… trong khu vực Khu BTTN Pù Huống.
 - Đề xuất 03 loài để xây dựng mô hình trồng cây có tinh dầu ở vùng đệm Khu BTTN Pù Huống để tăng thu nhập cho người dân, giảm tác động vào hệ sinh thái rừng. Đây là những loài có giá trị kinh tế cao không chỉ cho tinh dầu mà còn được sử dụng làm thuốc phổ biến.
Tác giả: Trần Đức Long – Phòng KHKT&HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay10,051
  • Tháng hiện tại21,807
  • Tổng lượt truy cập629,928
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây