Kết quả thực hiện hoạt động “Sưu tầm mẫu tiêu bản sinh vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống” năm 2024

Thứ tư - 18/12/2024 03:33

Khu BTTN Pù Huống là 1 trong 3 khu rừng đặc dụng nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới miền tây Nghệ An được UNESCO công nhận năm 2007, có quy mô diện tích lớn và có giá trị đa dạng sinh học cao trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.  Là nơi có tính đa dạng sinh học về thực vật cao, phong phú về thành phần loài khi có tới 1.806 loài, 772 chi và 194 họ, 6 ngành thực vật được ghi nhận trong điều tra, đánh giá đa dạng sinh học mới được công bố năm 2021 và với hơn 568 loài động vật trong đó có 69 loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Với sự đang dạng về khu hệ động thực vật như trên thì việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển là vấn đề cấp thiết đang nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức làm công tác bảo tồn cũng như tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên BQL Khu BTTN Pù Huống.
Song song với việc bảo tồn nguyên vẹn các giá trị đa dạng sinh học hiện có của Khu bảo tồn thì việc lưu giữ nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm thông qua việc trưng bày các mẫu tiêu bản thu thập được tại Nhà bảo tàng đang là mục tiêu hướng tới của Khu bảo tồn. Nhà bảo tàng chính là hình ảnh thu nhỏ về tài nguyên hệ động thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, đây cũng chính là nơi phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo của các cá nhân, tổ chức khi đến với Khu bảo tồn. Nhà bảo tàng còn là nơi để các em học sinh, sinh viên, người dân đến tham quan, học tập thông qua các hoạt động ngoại khoá, từ đó sẽ tuyên truyền, nâng cao ý thức, giáo dục về lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đến với thế hệ trẻ và cả cộng đồng. Đây chính là phương án quảng bá hình ảnh tốt nhất về Khu bảo tồn mà đơn vị đang hướng đến.
Nhà bảo tàng của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống được hình thành từ năm 2002 khi Ban quản lý khu bảo tồn được thành lập, nhà bảo tàng của Ban quản lý Pù Huống có số lượng mẫu vật chưa nhiều và mẫu tiêu bản động vật (chủ yếu là mẫu nhồi thú) là do người dân địa phương tự nguyện giao nộp; rất ít mẫu tiêu bản của các loài động vật có xương sống khác (Cá, Lưỡng cư, Bò sát). Ngoài ra, thông tin hiện có về bộ mẫu tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng của nhà bảo tàng còn thiếu hụt, chưa cập nhật và chưa đồng bộ đã gây khó khăn cho công tác quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng.
Nội dung thực hiện gồm: Thu thập, xử lý, giám định và bảo quản lâu dài cho150 mẫu tiêu bản sinh vật rừng (50 mẫu thực vật, 100 mẫu động vật) đại diện cho Khu BTTN Pù Huống; Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho toàn bộ 150 mẫu tiêu bản sinh vật rừng thu thập được.
Mẫu sinh vật rừng được thu thập trong vùng rừngPù Huống (bao gồm vùng lõi và vùng đệm), tại 07 khu vực, thuộc địa giới hình chính của 05 xã, gồm: xã Châu Cường (khe Cô, khe Hín Đoọng, khe Nây), xã Bình Chuẩn (khe Mét), xã Xiêng My (khe Piềng Ồ), xã Nga My (suối Kho) và xã Diên Lãm (Trảng Tranh) và đã thu được một số kết quả như sau:

 

Kết quả sưu tập mẫu sinh vật rừng
 
TT Loại mẫu Số mẫu sưu tập theo đề cương được duyệt Kết quả sưu tập
Số mẫu Số loài Số họ
1 Thực vật 50 60 51 34
2 Động vật 100 106 42 21
2.1 Cá xương   71 24 12
2.2 Lưỡng cư   12 7 2
2.3 Bò sát   7 4 2
2.4 Chim   3 3 2
2.5 Thú   13 4 3
  Tổng 150 166 93 56
Thông tin các mẫu tiêu bản được sưu tập
* Mẫu tiêu bản thực vật
- Khu vực phân bố
TT Khu vực thu thập Mẫu tiêu bản Họ Loài Tỷ lệ bình quân (mẫu/loài)
1 Bình Chuẩn 23 17 22 1,05
2 Châu Cường 0 0 0  
3 Diên Lãm 0 0 0  
4 Nga My 0 0 0  
5 Xiêng My 37 21 29 1,28
  Tổng 60 38 51 1,18
- Mức độ nguy cấp, quý, hiếm
TT Số hiệu mẫu Địa điểm thu Tên loài Việt Nam Mức độ nguy cấp, quý, hiếm
IUCN SĐVN NĐ84
1 PUHUONG - 006 Piềng Ồ- Xiêng My Trai lý   EN IIB
2 PUHUONG - 007 Piềng Ồ- Xiêng My Trai lý   EN IIB
3 PUHUONG - 008 Piềng Ồ- Xiêng My Trai lý   EN IIB
4 PUHUONG - 011 Piềng Ồ- Xiêng My Mun CR EN IIB
5 PUHUONG - 012 Piềng Ồ- Xiêng My Mun CR EN IIB
6 PUHUONG - 013 Piềng Ồ- Xiêng My Mun CR EN IIB
7 PUHUONG - 032 Khe Mét-Bình Chuẩn Lá khôi   VU  
8 PUHUONG - 033 Khe Mét-Bình Chuẩn Lá khôi   VU  
9 PUHUONG - 047 Piềng Ồ- Xiêng My Nghiến NT EN IIB
10 PUHUONG - 048 Piềng Ồ- Xiêng My Nghiến NT EN IIB
11 PUHUONG - 049 Piềng Ồ- Xiêng My Nghiến NT EN IIB
12 PUHUONG - 057 Piềng Ồ- Xiêng My Thiên niên kiện   VU  
13 PUHUONG - 058 Piềng Ồ- Xiêng My Thiên niên kiện   VU  
14 PUHUONG - 059 Piềng Ồ- Xiêng My Ngại rợn   VU  
15 PUHUONG - 060 Piềng Ồ- Xiêng My Ngại rợn   VU  
* Mẫu tiêu bản động vật
- Khu vực phân bố
TT Khu vực thu thập Mẫu Họ Loài Tỷ lệ bình quân (mẫu/loài)
1 Bình Chuẩn 12 2 7 1,71
2 Châu Cường 78 14 28 2,79
3 Diên Lãm 3 2 3 1,00
4 Nga My 13 3 4 3,25
5 Xiêng My 0 0 0  
  Tổng 106 21 42 2,52
- Mức độ nguy cấp, quý, hiếm
TT Số hiệu mẫu Địa điểm thu Tên loài Việt Nam Mức độ nguy cấp, quý, hiếm
IUCN SĐVN NĐ84
1 P.HUONG-Ca01 Khe Cô-Châu Cường Cá mịt tròn DD    
2 P.HUONG-Ca02 Khe Cô-Châu Cường Cá bống đen bắc bộ DD    
3 P.HUONG-Ca05 Khe Cô-Châu Cường Cá miệng rộng hải nam DD    
4 P.HUONG-Ca08 Khe Cô-Châu Cường Cá bống đen bắc bộ DD    
5 P.HUONG-Ca10 Khe Cô-Châu Cường Cá miệng rộng hải nam DD    
6 P.HUONG-Ca11 Khe Cô-Châu Cường Cá miệng rộng hải nam DD    
7 P.HUONG-Ca13 Khe Cô-Châu Cường Cá miệng rộng hải nam DD    
8 P.HUONG-Ca17 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá sỉnh/Cá mát DD    
9 P.HUONG-Ca19 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá sỉnh/Cá mát DD    
10 P.HUONG-Ca21 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá chày đất DD    
11 P.HUONG-Ca24 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá mịt tròn DD    
12 P.HUONG-Ca25 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá miệng rộng hải nam DD    
13 P.HUONG-Ca32 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá miệng rộng hải nam DD    
14 P.HUONG-Ca41 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Cá vây bằng đuôi dầy DD    
15 P.HUONG-Ca48 Khe Nây-Châu Cường Cá bống đen bắc bộ DD    
16 P.HUONG-Ca52 Khe Nây-Châu Cường Cá sỉnh/Cá mát DD    
17 P.HUONG-Ca56 Khe Nây-Châu Cường Cá vây bằng đuôi dầy DD    
18 P.HUONG-Ca57 Khe Nây-Châu Cường Cá vây bằng đuôi dầy DD    
19 P.HUONG-Ca59 Khe Nây-Châu Cường Cá bống đen bắc bộ DD    
20 P.HUONG-Ca60 Khe Nây-Châu Cường Cá bống đen bắc bộ DD    
21 P.HUONG Ca61 Khe Nây-Châu Cường Cá bống đen bắc bộ DD    
22 P.HUONG-Ca70 Khe Nây-Châu Cường Cá sỉnh/Cá mát DD    
23 P.HUONG-BS73 Khe Hín Đoọng-Châu Cường Rùa sa nhân   EN IIB
Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu bộ mẫu tiêu bản
Kết quả thống kê số lượng mẫu tiêu bản đã được số hóa theo nhóm sinh vật được thể hiện ở bảng sau.
TT Nhóm sinh vật Số lượng mẫu được số hóa
1 Thực vật 60
2 71
3 Lưỡng cư 12
4 Bò sát 7
5 Chim 3
6 Thú 13
Tổng 166

Các kết quả tổng hợp của hoạt động “Sưu tầm mẫu tiêu bản sinh vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống” trên của đơn vị đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 1123/QĐ-SNN.KHTC ngày 30 tháng 12 năm 2024.

Một số hình ảnh mẫu thu được trưng bày tại Nhà bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:
 

           Mẫu BS73: Rùa sa nhân
 

Mẫu BS74: Rắn hoa cỏ cổ đỏ
 

Mẫu Ca01: Cá mịt tròn
 

Mẫu Ca08: Cá bống đen bắc bộ
 

Mẫu Ca57: Cá vây bằng đuôi dầy
 

Mẫu Th99: Sóc mõm hung
 

Mẫu Th107: Sóc bụng xám
 

Mẫu Ch102: Cành cạch đen màu trắng
 

 

Mẫu PUHUONG - 006: Trai lý

 

Mẫu PUHUONG - 011: Mun

 

 

Mẫu PUHUONG - 032: Lá khôi


 

Mẫu PUHUONG - 047: Nghiến
 

Mẫu PUHUONG - 057: Nghiến

                                                                 Người tổng hợp: Lê Thị Mai - Phòng Khoa học kỹ thuật & HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay7,419
  • Tháng hiện tại15,048
  • Tổng lượt truy cập5,726,158
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây