Nỗi niềm của lực lượng bảo vệ rừng Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống

Thứ ba - 15/11/2022 19:52
Diện tích mà lực lượng BVR Pù Huống quản lý rất lớn với hơn 46.468,66 ha và trải đều trên 5 huyện miền núi gồm Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương. Công việc giữ rừng rất đỗi gian nan, vất vả, lại thường trực hiểm nguy, song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ . Một kiểm lâm viên của BQL Khu BTTN Pù Huống cho biết: Thời gian đầu vào công tác, Anh còn nhiều bỡ ngỡ, xa cách gia đình, địa bàn chưa thông thuộc, chưa hiểu được phong tục tập quán của người dân địa phương, diện tích rừng quản lý rộng. Nhưng bằng ý chí và trách nhiệm của mình, Anh đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm hiểu về công tác quản lý rừng ở địa phương để tham mưa cho lãnh đạo hạt kiểm lâm  làm tốt công tác quản lý, bảo vệ; thường xuyên tuần tra, kiểm soát tại những điểm nóng của tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; tìm hiểu các phong tục tập quán người dân để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng; phối hợp với hộ dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thường xuyên kiểm tra diện tích rừng.
Phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng tận gốc
Anh Đào Công Thắng, chia sẻ; “Từ khi được điều động vào công tác tại huyện Tương Dương, lúc đầu cũng rất là bỡ ngỡ, càng về sau đi nhiều mình thấy công tác quản lý bảo vệ rừng đối với huyện nhà còn có nhiều khó khăn. Cho nên bản thân cũng phối hợp với chính quyền, các ban ngành địa phương vận động nhân dân trồng rừng 30a chương trình của nhà nước để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn. Tham gia  nhận khoán bảo vệ rừng từ chương trình DVMTR giúp người dân có thêm thu nhập mà vẫn bảo vệ được rừng”
Tuần tra, kiểm tra rừng cùng với các hộ dân nhận khoán BVR
 
Tranh thủ ăn trưa để tiếp tục tuần tra, kiểm tra rừng
Để ngăn chặn được nạn phá rừng bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra rừng, các anh còn phải tìm hiểu về các đối tượng khai thác rừng, đến tận nhà tâm sự tuyên truyền nhờ cả bố mẹ, anh em họ hàng của họ khuyên bảo thậm chí còn hướng dẫn cho họ đổi nghề thì họ mới không vào rừng khai thác gỗ trái phép.Song song với việc làm đó đơn vị còn tổ chức những đợt tập huấn để dân hiểu thêm về công tác QLBVR và PCCCR.
Tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng đến các hộ dân sống gần rừng
 
Tập huấn tuyên truyền công tác quản lý  bảo vệ rừng, PCCCR.
Nhiệm  vụ vất vả là thế, trung bình mỗi tháng, anh em trong đơn vị phải có ít nhất 20 ngày ăn ở trong rừng. Vì nhiệm vụ tuần tra rừng là phải thường xuyên, liên tục. Trung bình mỗi ngày phải đi từ 9-10 km đường rừng. Làm không kể ngày nghỉ cuối tuần, ngủ đêm trong rừng cũng thường xuyên. Thế nhưng, chế độ của các anh "mạt” lắm. Một cán bộ tốt nghiệp ĐH, có trên 10 năm công tác gắn bó với rừng, mỗi tháng nhận được nhỉnh hơn 5 triệu đồng tiền lương. Chi phí cho bản thân cũng chưa đủ thì nói chi đến chuyện nuôi vợ, con. Nhưng vì tình yêu với rừng, với nghề mà các Anh hầu như đánh đổi mọi thứ để cho chúng ta thấy màu xanh của rừng. Là một người đồng hành cùng các Anh mong rằng Các cấp các ban ngành lưu tâm hơn về cái nghề giữ rừng này. Tôi vẫn thường động viên, chia sẻ rằng, xã hội phân công mỗi người một việc, ai cũng có sứ mạng và nhiệm vụ của riêng mình. Nếu mỗi người làm tốt trách nhiệm của mình, là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương, đất nước. 
Nghề nào cũng có những khó khăn cần phải vượt qua, nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai! Và mong sao, nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa tới ngành Lâm nghiệp, đặc biệt là những người trực tiếp quản lý bảo vệ rừng và tiếp tục có những chính sách hợp lý hơn để giữ chân những cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách bảo vệ rừng.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ Phòng KH-TC

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay12,752
  • Tháng hiện tại87,373
  • Tổng lượt truy cập695,494
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây