Nghiên cứu khoa học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống - thành quả, khó khăn và kiến nghị

Thứ bảy - 24/12/2022 09:53
 Ngay từ những ngày đầu thành lập, ngoài  nhiệm vụ quản lý và bảo tồn nguyên vị 49.806 ha rừng đặc dụng thì hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được các thế hệ lãnh đạo Ban quản lý quan tâm và xem đây là một trong những nhiệm vụ mang tính đột phá, chiến lược góp phần quan trọng vào việc bảo tồn tính đa dạng sinh học, giảm áp lực tiêu cực ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức bộ máy của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống từ những ngày đầu thành lập có 03 phòng chuyên môn gồm phòng Quản lý bảo vệ rừng nay là Hạt kiểm lâm, phòng Hành chính - tổng hợp nay là phòng Tổ chức - hành chính, phòng Khoa học qua 2 giai đoạn đổi tên nay là phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế. Tại thời điểm đó phòng Khoa học được phân công nhiệm vụ:
            1) Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế nhằm mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống;
             (2) Tham mưu mở rộng quan hệ với các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng và tạo sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đệm;
            (3) Hợp tác, giúp đỡ các tổ chức, các nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Khu bảo tồn theo quy chế tổ chức quản lý rừng đặc dụng hiện hành;
            (4) Tìm hiểu, đề xuất các chính sách đầu tư cho rừng đặc dụng và hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đệm;
            (5) Tham mưu xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ chiến lược xây dựng và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống giai đoạn 5 năm (2012- 2016) và giai đoạn 10 năm (2012-2022), xây dựng các báo cáo chuyên đề trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
            (6) Phối hợp với phòng Hành chính - Tổng hợp, Hạt kiểm lâm và các Trạm quản lý bảo vệ rừng trực thuộc triển khai thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ được giao.
 Trong 20 năm qua, trải qua nhiều dấu mốc thay đổi của đơn vị thì nhân sự phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế luôn có sự biến động. Đó có thể là sự biến động của tổ chức, sự biến động của cuộc sống dẫn đến biên chế làm việc của phòng luôn không ổn định. Hầu hết các đồng chí làm việc tại phòng sau một thời gian được điều động, luân chuyển, đề bạt sang bộ phận khác hoặc lên vị trí cao hơn. Như đồng chí Nguyễn Văn Hiếu được bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc năm 2006, đồng chí Trần Đức Dũng được bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc năm 2014, đồng chí Võ Minh Sơn được bổ nhiệm chức vụ Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Huống năm 2006 và đến năm 2016 đồng chí được bổ nhiệm Phó giám đốc. Một số đồng chí chuyển công tác sang đơn vị mới như đồng chí Chu Văn Đại chuyển sang Hạt kiểm lâm Tương Dương, đồng chí Nguyễn Hồng Hưng chuyển công tác về Chi cục kiểm lâm  Nghệ An và hiện nay là Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Con Cuông. Cũng có đồng chí vì cuộc sống gia đình mà phải gác bỏ đam mê để tìm công việc mới như đồng chí Hoàng Thị Hiền, hiện nay đang công tác cùng chồng tại Hàn Quốc. Mặc dù hiện tại không còn công tác dưới mái nhà chung của phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế nhưng dù ở vị trí nào, công việc ra sao thì các đồng chí vẫn luôn dõi theo, đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
  Cùng nhìn lại những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu khoa học ở Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống trong 20 qua, chúng ta rất đỗi tự hào bởi đã có những thành công nhất định, song cũng có những bài học kinh nghiệm được đúc rút ra từ những khó khăn. Tại lễ kỷ niệm này đơn vị xin được chia sẻ  một số kết quả, thành tựu cũng như một số khó khăn, tồn tại và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp trong công tác nghiên cứu khoa học như sau:
            1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
   - Năm 2004, được sự hỗ trợ của Dự án Bảo vệ rừng và quản lý lưu vực sông tỉnh Nghệ An, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã giao cho BQL Khu BTTN Pù Huống phối hợp với Trung tâm Tài nguyên - Môi trường lâm nghiệp (FREC) - Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) tiến hành hoạt động “Điều tra đánh giá nhanh đa dạng thực vật Khu BTTN Pù Huống” đây là lần điều tra nghiên cứu về đa dạng thực vật rừng Pù Huống chuyên sâu nhất tính đến thời điểm đó tại Khu BTTN Pù Huống.
ảnh 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy về thảm thực vật Khu BTTN Pù Huống có đặc trưng rõ nét về 2 kiểu rừng: Rừng á nhiệt đới núi thấp với sự có mặt của các họ cây thuộc ngành Hạt trần (Pinophyta) phân bố ở độ cao trên 800m và kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới của các họ cây lá rộng thường xanh của ngành Hạt kín (Magnoliophyta). Cũng tại lần nghiên cứu này lần đầu tiên các nhà khoa học thực vật đã ghi nhận số lượng loài thực vật nhiều nhất tại Khu BTTN Pù Huống với tổng cộng là 1413 loài thuộc 585 chi, 166 họ của 5 ngành thực vật: Thông đất, ngành cỏ tháp bút, ngành dương xỉ, ngành hạt trần và ngành hạt kín. Kể từ đó đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác về thực vật tại Khu BTTN Pù Huống và phòng KH&HTQT đã tổng hợp lại được con số về đa dạng thực vật tại Khu BTTN Pù Huống mới nhất được thể hiện trong bảng dưới đây:
Ngành thực vật Họ Chi Loài
Ngành Thông đất (Lycopodiophita) 3 4 26
Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 7 10 33
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 17 53 117
Ngành Hạt trần (Pinophyta) 7 9 13
Ngành Hạt kín (Magnoliophyta)
- Lớp 1 lá mầm (Liliopsida)
- Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsia)
139
24
114
533
89
444
1.224
191
1033
Tổng cộng 166 585 1.413
   Trong tổng số 1.413 loài thực vật đã được ghi nhận có tại Khu BTTN Pù Huống có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007).
 - Năm 2005, BQL Khu BTTN Pù Huống phối hợp với Khoa sinh - Trường Đại học Vinh dưới sự chủ trì của PGS Hoàng Xuân Quang (Chủ nhiệm khoa) tiến hành “Điều tra đánh giá đa dạng sinh học lớp ếch nhái, bò sát ở Khu BTTN Pù Huống” đây là đề tài mà trước đó theo số liệu tại báo cáo dự án khả thi Khu BTTN Pù Huống (2002) lớp ếch nhái, bò sát chỉ có 52 loài thuộc 20 họ, 3 bộ. Nhưng kết quả sau lần điều tra đánh giá này số loài bò sát, lưỡng cư tại Khu BTTN Pù Huống đã được ghi nhận với số lượng nhiều hơn đáng kể.
Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài Số loài quý hiếm
Bò sát 2 14 71 17
Ếch nhái 1 6 25 3
Tổng cộng 3 20 96 20
- Năm 2006, được sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ lâm sản ngoài gỗ, BQL Khu BTTN Pù Huống chủ trì, cùng phối hợp tham gia có cán bộ khoa học thuộc Viện dược liệu Việt Nam và Viện Sinh thái &Tài nguyên sinh vật tiến hành “Điều tra khảo sát đánh giá thành phần loài cây thuốc, các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, các loài cây thuốc có giá trị kinh tế hàng hoà cao ở Khu BTTN Pù Huống”. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhËn ®­îc Khu b¶o tån thiªn nhiªn Pï Huèng cã 354 loµi c©y thuèc mäc tù nhiªn, thuéc 117 hä thùc vËt kh¸c nhau. Trong ®ã, thuéc nhãm NÊm cã 2 loµi; ngµnh Cá th¸p bót cã 1 loµi thuéc 1 hä; ngµnh Th«ng ®Êt cã 2 loµi thuéc 2 hä; ngµnh D­¬ng xØ cã 15 loµi, thuéc 11 hä; ngµnh Th«ng cã 2 loµi thuéc 2 hä vµ ngµnh Méc lan cã 332 loµi thuéc 100 hä;  Nguån c©y thuèc tù nhiªn ë Khu b¶o tån thiªn nhiªn Pï Huèng t­¬ng ®èi phong phó vÒ gi¸ trÞ sö dông trong y häc còng nh­ vÒ gi¸ trÞ nguån gen. Trong ®ã, ®¸ng l­u ý cã nhiÒu c©y thuèc ®¹i diÖn trong c¸c kiÓu rõng nhiÖt ®íi ®iÓn h×nh ë B¾c miÒn trung; VÒ c¸c c©y thuèc quý hiÕm cã nguy c¬ diÖt chñng b­íc ®Çu ®· ®iÒu tra ph¸t hiÖn ®­îc 11 loµi thuéc 11 chi vµ 10 hä thùc vËt bËc cao; VÒ c¸c loµi c©y thuèc cã gi¸ trÞ kinh tÕ hµng ho¸ cao t¹i ®Þa ph­¬ng b­íc ®Çu ®iÒu tra ph¸t hiÖn ®­îc 38 loµi.
ảnh 4
 - Năm 2010, được sự hỗ trợ của Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) BQL Khu BTTN Pù Huống phối hợp với Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn - Khoa Sinh - Trường Đại học Vinh dưới sự chủ trì của TS.Cao Tiến Trung tiến hành “Điều tra thiết lập danh lục quần thể động vật cho các loại động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá tại Khu BTTN Pù Huống”. Kết quả nghiên cứu cho Khu BTTN Pù Huống số liệu mới nhất và đầy đủ nhất cho đến nay về các lớp động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá. Số liệu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài Số loài quý hiếm
Thú 10 28 100 34
Chim 15 51 265 12
Bò sát 2 14 71 17
Ếch nhái 1 6 25 3
5 17 103 4
Tổng cộng 33 116 564 70
 - Năm 2010, BQL Khu BTTN Pù Huống chủ trì và cùng phối hợp với Viện sinh thái rừng và Môi trường (IFEE) - Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức “Điều tra khảo sát các loài thú linh trưởng, thú ăn thịt, ăn cỏ lớn, các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, các loài thực vật quan trọng để đánh giá tình trạng, mật độ, phân bố và khu vực cư trú tại Khu BTTN Pù Huống”. Kết quả điều tra đã ghi nhận được 9 loài thú linh trưởng, 8 loài thú ăn thịt lớn và 9 loài thú ăn cỏ lớn  trong khu BTTN Pù Huống. Hầu hết các  loài  thú  linh  trưởng, thú ăn thịt, ăn cỏ lớn ghi nhận được đều có giá trị bảo tồn cao: 22 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN (2010), 23 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 23 loài được pháp luật của Việt Nam bảo vệ. Đã ghi nhận được 25 loài chim có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 11 họ và 7 bộ  trong  khu  BTTN  Pù Huống. Đa  số  các  loài  chim  có  nguy  cơ  tuyệt chủng ghi nhận được có giá trị bảo tồn cao: 9 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN  (2010),  11  loài  trong Sách Đỏ Việt Nam  (2007)  và  13  loài  được pháp luật của Việt Nam bảo vệ. Đã ghi nhận được 49 loài thực vật quan trọng thuộc 42 chi và 31 họ trong khu  BTTN  Pù Huống. Hơn  nửa  các  loài  thực  vật  quan  trọng  ghi  nhận được có giá trị bảo tồn cao: 13 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN (2010), 29 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 9 loài được pháp luật của Việt Nam bảo vệ.         
 - Nhiều chương trình điều tra nghiên cứu về thực vật một lá mầm, thú linh trưởng, loài Dơi, côn trùng của các nhóm nghiên cứu thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), Trường Đại học Lâm nghiệp đã được tổ chức tại Khu BTTN Pù Huống có sự tham gia của cán bộ Phòng KH&HTQT và cán bộ kiểm lâm tại các Trạm QLBV rừng.

 - Năm 2019: Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về "Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển". Kết quả Điều tra trên 9 tuyến chính, tổng số mẫu thu được 4.800 mẫu, lên tiêu bản 420 mẫu chuẩn quốc tế, latlats 486 ảnh màu. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật Khu BTTN Pù Huống đã xác định được 1.806 loài và dưới loài thuộc 772 chi, 194 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).
  Mô tả 3 loài mới cho khoa học là: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Đỗ N.Đ., Lương V.D., Lý N.S., Lê T.H. & Nguyễn D.H.), Trà hoa vàng pù khạng (Camellia pukhangensis Đỗ N. Đ., Lương V.D., Hoàng T.S. & Lê T.H.) và Trà hoa vàng pù huống (Camellia puhuongensis Đỗ N.Đ., Lương V.D., Lý N.S., Lê T.H.), thuộc họ Chè (Theaceae) và 01 loài bổ sung cho Hệ Thực vật Việt Nam là Lãnh công quảng tây (Fissistigma kwangsiensis Li).
  Giá trị sử dụng: nhóm cây làm thuốc với 812 loài; nhóm cây cho gỗ 283 loài; nhóm cây ăn được 182 loài; nhóm cây làm cảnh 146 loài; nhóm cây cho tinh dầu 181 loài; nhóm cây cho sợi, đan lát, dây buộc 15 loài; nhóm cây làm thức ăn gia súc 17 loài; cây cho tanin với 20 loài; cây cho dầu béo với 13 loài; cây có độc với 10 loài.
  Lập phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN Pù Huống như sau: 
            SB = 75,86% Ph + 12,46% Ch + 2,21% Hm + 3,54% Cr + 5,92% Th.
  Hệ thực vật Khu BTTN Pù Huốngcó 8 yếu tố địa lý chính, trong đó yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 54,82%, yếu tố đặc hữu chiếm 27,35%, yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 5,65%, yếu tố ôn đới chiếm 4,71%, yếu tố liên nhiệt đới chiếm 3,38%, yếu tố cây trồng chiếm 3,32%, yếu tố toàn cầu chiếm 0,33% và yếu tố chưa xác định chiếm 0,44%.
 Đã xác định được 103 loài và dưới loài có nguy cơ bị tuyệt chủng; được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 76 loài, Danh mục của Nghị định 06/2019/NĐ-CP với 39 loài và IUCN (2017) với 15 loài. Lập bản đồ phân bố của 86 loài nguy cấp, có giá trị ở Khu BTTN Pù Huống
 - Giai đoạn từ 2013-2021, hằng năm Phòng KHKT&HTQT được đơn vị giao chủ trì tổ chức thực hiện hoạt động thường xuyên về điều tra, giám sát đa dạng sinh học:
            + Năm 2013: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, tình trạng và lập kế hoạch hành động bảo tồn loài Vooc Xám (Trachypithecus crepusculus) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An;
            + Năm 2014: Điều tra, giám sát và đề xuất các giải pháp bảo tồn  các loài thực vật quý hiếm nguy cấp thuộc Ngành Hạt trần (Pinophyta);
            + Năm 2015: Điều tra, giám sát đa dạng sinh học các loài Gà thuộc họ Trĩ tại Khu BTTN Pù Huống;
            + Năm 2016: Điều tra, giám sát thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài thực vật quý hiếm thuộc Lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) - Ngành hạt kín (Magnoliophyta) có tên trong Sách đỏ Việt Nam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An;
            + Năm 2017: Điều tra, giám sát thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài bò sát, lưỡng cư quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
            + Năm 2018: Điều tra, giám sát thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài Lan quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
            + Năm 2019: Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố và bảo tồn các loài khỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
ảnh 2
            + Năm 2020: Điều tra sự phân bố, thành phần loài của ngành hạt trần, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
            + Năm 2021: Đơn vị thực hiện 02 chương trình.
            Điều tra, đánh giá tình trạng phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
            Giám sát đa dạng sinh học đối với một số loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
            2. Xây dựng vườn thực vật ngoại vi
            Với diện tích 10 ha trong tổng số 11,6 ha diện tích phân khu hành chính-dịch vụ của Khu BTTN Pù Huống tại tiểu khu 297 thuộc thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp được quy hoạch sử dụng vào mục đích xây dựng vườn thực vật ngoại vi. Nhằm mục đích sưu tập các loài cây bản địa phù hợp với điều kiện lập địa được đem về đây gây trồng phục vụ cho mục đích bảo tồn và nghiên cứu khoa học. Với kỳ vọng về sau vườn thực vật ngoại vi sẽ trở thành một bảo tàng sống về các loài thực vật nhiệt đới sẽ được phụ vụ vào mục đích tham quan, học tập, nghiên cứu và bảo tồn, gìn giữ các nguồn gen thực vật quý, trở thành một điểm đến thú vị cho dịch vụ du lịch sinh thái. Nhận thức được trách nhiệm ấy, hiện nay vườn thực vật ngoại vi của Khu BTTN Pù Huống đã trồng được 112 loài cây bản địa trong đó có một số loài cây quý hiếm như Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie), Lim xanh (Erythrophlorum fordii Oliv.), Mun (Diospyros mun Lecomte.), Kim giao (Podocarpus fleuryi Hickel), Re gừng (Cinnamomum ovatum), Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre), Gõ đỏ (Pahudia cochinchinensis). Nhiều loài trong số các loài cây bản địa đã được trồng tại Vườn thực vật Pù Huống hiện nay đang sinh trưởng và phát triển rất tốt, hứa hẹn sau một thời gian không xa nữa nơi đây sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan học tập, nghiên cứu và du lịch.
          3. Hoạt động hợp tác xây dựng và thực hiện các chương trình dự án.
- Dự án Nâng cao năng lực tiến tới thực thi cơ chế đồng quản lý trong công tác quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh Huyện Quỳ Hợp-Khu BTTN Pù Huống (2007-2009) do Chương trình dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) tài trợ, Trung tâm Môi trường và Phát triển - Liên hiệp hội KHKT Nghệ An làm chủ dự án, BQL Khu BTTN Pù Huống cùng phối hợp triển khai thực hiện;
            - Dự án quản lý bảo vệ rừng 661 (2008-2010) giao khoán một số diện tích rừng Khu BTTN Pù Huống cho người dân địa phương khoanh nuôi, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách bảo vệ rừng 661;
- Dự án Nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học Khu BTTN Pù Huống  
giai đoạn I và giai đoạn II (2008-2011) do Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) tài trợ;
- Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt cho khu vực dân cư 2 trạm Quản lý bảo vệ rừng Bình Chuẩn và Cắm Muộn từ nguồn tài trợ của Quỹ Unilever Việt Nam (2010);
- Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho người dân vùng đệm theo chính sách hỗ trợ tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn (2008-2015);
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020 nhằm thực hiện một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
            4. Sưu tập mẫu tiêu bản ở Nhà bảo tàng
             Với kỳ vọng xây dựng Nhà bảo tàng Khu BTTN Pù Huống dần trở thành một địa điểm nghiên cứu, tham khảo mẫu vật quan trọng cho học sinh, sinh viên, các chuyên gia về bảo tồn, thực vật, động vật tham quan và học tập. Bảo tàng Pù Huống nằm trong khuôn viên của Khu BTTN Pù Huống sẽ là nơi lưu trữ và bảo quản mẫu động thực vật rừng. Hiện tại Bảo tàng Pù Huống đang lưu giữ hơn 20 mẫu động vật các loại và gần 400 mẫu tiêu bản thực vật.
ảnh5

                5. Những khó khăn, tồn tại trong nghiên cứu khoa học ở KBTTN Pù Huống
            - Địa bàn đơn vị nằm trên địa giới hành chính của 5 huyện miền núi, trong khi đặc thù công việc nghiên cứu triển khai ở vùng miền núi, rừng sâu đi lại khó khăn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của các kết quả nghiên cứu.
            - Cơ chế, chính sách đối với những người làm công tác nghiên cứu chưa được chú trọng.
            - Việc đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ làm công tác nghiên cứu chưa được thường xuyên và chưa có tính kế thừa.
            - Kinh phí hàng năm cấp để thực hiện công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học là rất hạn chế, không đáp ứng đủ để thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị.
            - Tình trạng khai thác gỗ, lâm sản, săn bẫy động vật hoang dã vẫn còn xảy ra trong lâm phần Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Tất cả những hoạt động khai thác bất hợp pháp này đã, đang ảnh hưởng trực tiếp đến đa dạng sinh học của KBT, đe dọa đến sự tồn tại của các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm.
            6. Kiến nghị, giải pháp
            - Do đặc thù công việc nghiên cứu ở vùng miền núi đi lại khó khăn, địa bàn phức tạp nên trong việc tuyển dụng và đào tạo cũng phải có chính sách và hướng đi riêng. Ưu tiên tuyển dụng những người có tâm huyết yêu rừng, gắn bó lâu dài với đơn vị, có chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp và sinh học.
            - Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các biện pháp khuyến khích cán bộ làm công tác nghiên cứu.
            - Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức đối với các cấp, nghành và cộng đồng trong công tác bảo tồn các loài  nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên  bảo vệ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác bất hợp pháp này.
            - Chủ động tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước quan tâm đến lĩnh vực của mình để xây dựng chương trình hợp tác, hỗ trợ kinh phí cũng như các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
            - Chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với các Khu bảo tồn, vườn quốc gia khác.
            - Nâng cao nhận thức và sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội nhất là cộng đồng người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng đặc dụng, chú trọng tới cơ chế hợp tác quản lý và chia sẻ lợi ích với người dân địa phương và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống xung quanh vùng đệm của khu vực rừng đặc dụng.
            - Các vùng sinh thái không phụ thuộc vào địa giới hành chính, công tác nghiên cứu khoa học cần đòi hỏi cách tiếp cận với phạm vị rộng hơn địa giới hành chính. Do đó cần đẩy mạnh sự hợp tác liên nghành, liên huyện, liên tỉnh..
            - Thiết lập hệ thống báo cáo, chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu về nghiên cứu khoa học thông qua cổng thông tin điện tử Khu bảo tồn.
                                                   Tác giả: Trần Đức Long – Phòng KHKT&HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay10,051
  • Tháng hiện tại21,815
  • Tổng lượt truy cập629,936
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây