1. Công đoàn cơ sở BQL Khu BTTN Pù Huống chung tay đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng cơ quan văn hóa, xanh, sạch, đẹp.
Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” gắn với xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” được cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức tích cực hưởng ứng, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia các hoạt động trên địa bàn, triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Tùy từng năm, từng thời gian cụ thể để đưa ra nội dung phong trào thích hợp như: Phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; xây dựng các trạm quản lý bảo vệ rừng điển hình về mọi mặt; phong trào thi đua vận động cán bộ công nhân viên chức: “Trung thành, tận tuỵ, nghiêm túc, sáng tạo, gương mẫu, đoàn kết”; phong trào: Tăng thêm thu nhập ngoài lương, tăng gia sản xuất, trồng rau xanh, tạo khuân viên đẹp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng và chống tham nhũng, chống các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, làm trái pháp luật, chống các tệ nạn xã hội; phong trào văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ; thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn đơn vị. Kết quả trong những năm qua, Công đoàn đã phối hợp tổ chức hàng năm được hơn 35 lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng cho cho hơn 4.000 lượt người dân tham gia; Phối hợp với chuyên môn thực hiện và hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ chính trị; thăm hỏi động viên cán bộ đoàn viên công đoàn và đặc biệt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đoàn viên Công đoàn.
Phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động” được các cấp công đoàn thường xuyên phối hợp với thủ trưởng đơn vị, người sử dụng lao động tuyên truyền đến cán bộ, đoàn viên, người lao động nhằm nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc tạo môi trường làm việc thân thiện, cảnh quan sạch đẹp tại khuôn viên văn phòng và các trạm QLBVR, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động” theo các quy định, tiêu chí đề ra. Kết quả, từ văn phòng đến các trạm QLBVR đều có trụ sở làm việc, vườn rau, chăn nuôi đảm bảo.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TLĐ, ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, người lao động, phong trào đã được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai gắn liền với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “5 không, 3 sạch” (Không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) nhằm phát huy những phẩm chất tốt của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các tiêu chí “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” đã thu hút đông đảo nữ công nhân, viên chức, lao động ở các thành phần kinh tế tham gia, vai trò, vị thế người phụ nữ ngày càng được khẳng định.
Hàng năm đều có nữ công nhân, viên chức, người lao động trong đơn vị đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; thông qua phong trào thi đua, hàng nghìn chị em được công nhận, vinh danh các danh hiệu thi đua, được giới thiệu, bồi dưỡng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trưởng thành, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, được giao đảm nhận các cương vị chủ chốt trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội... Từ hoạt động phong trào, đã giúp nữ công nhân, viên chức, lao động thực hiện hài hòa 2 chức năng trong mối quan hệ “gia đình và xã hội”, vượt lên những khó khăn trong cơ chế thị trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị giao phó, thực hiện tốt vai trò người mẹ, người vợ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
(Công đoàn ủng hộ đồng bào TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19)
Hoạt động xã hội của công đoàn được cán bộ, đoàn viên, người lao động hưởng ứng tích cực như Quỹ “Mái ấm Công đoàn”, Quỹ “Vì đoàn viên công đoàn nghèo”; tổ chức “Tết Sum vầy” cho công nhân, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, thăm và tặng quà các hộ nghèo trong dịp tết nguyên đán... Ngoài ra, công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng các cuộc vận động do Trung ương phát động, như tích cực đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động; Quỹ “Vì người nghèo” do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động; Chương trình “Nghĩa tình Hoàng sa - Trường sa”, “Tấm lưới nghĩa tình” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Đặc biệt là phát động đoàn viên công đoàn ủng hộ, giúp đỡ các địa phương, nhân dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 vừa qua... Kết quả, trong những năm qua, các cấp công đoàn đã chủ động vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động ủng hộ đoàn viên, người lao động khó khăn trên 50 triệu đồng, ủng hộ quỹ Covid 2 lần với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng; ủng hộ vật phẩm cho bà con nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch với giá trị hơn 4 triệu đồng….
Có thể nói, phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động của Công đoàn trong những năm qua đã triển khai tích cực, hiệu quả, tác động mạnh mẽ, tạo chuyển biến nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đoàn viên, người lao động. Ghi nhận những đóng góp đó, nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động xã hội đã được các cấp công đoàn biểu dương, khen thưởng: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen cho 01 cá nhân; Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 4 cá nhân; và nhiều lượt cán bộ Công đoàn được Công đoàn ngành tặng giấy khen...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong cán bộ, đoàn viên, người lao động bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Về nhận thức vẫn còn tình trạng chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này; chậm đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức; chưa thực sự quan tâm đến công tác phát động và xây dựng các tiêu chí khen thưởng, nhất là đối tượng cán bộ công chức, viên chức và người lao động trực tiếp, tập thể nhỏ… làm giảm ý nghĩa của phong trào thi đua; mức khen thưởng tuy đã nâng lên nhưng chưa thật sự tương xứng với công sức, trí tuệ và tạo được động lực khích lệ người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Công tác vận động các loại quỹ xã hội ở cơ quan, đơn vị nhiều lúc thực hiện chưa tốt, chưa tương xứng với tiềm lực huy động, khả năng tài chính và thu nhập. Mặt khác, việc triển khai các cuộc vận động còn chồng chéo, thời điểm phát động chưa thật phù hợp, vì thế số lượng người tham gia chưa đạt tỉ lệ như mong muốn...
2. Một số giải pháp
Để phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động được triển khai hiệu quả, tiếp tục trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, là môi trường xây dựng con người mới, động viên tinh thần, trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của cán bộ, đoàn viên, người lao động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội; chú trọng vận động, giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, tình yêu thương con người cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, đổi mới đồng bộ công tác thi đua - khen thưởng phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Tiến hành đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các phong trào thi đua theo hướng gắn với quyền lợi thiết thực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và phù hợp thực tiễn từng ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp.
Thứ ba, phong trào thi đua tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác, nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, trọng tâm là thực hiện hiệu quả phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/BCT của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, liêm chính” nhằm góp phần xây dựng thành công “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân”.
Thứ tư, trong công tác triển khai nhiệm vụ của đơn vị cần tổ chức thực hiện chiều sâu phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, “Tham mưu giỏi, quản lý tốt”, “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; lựa chọn các phong trào thi đua có thế mạnh, gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để huy động tối đa nguồn lực phát triển.
Thứ năm, thực hiện tốt hoạt động xã hội đi liền với đẩy mạnh chăm lo lợi ích thiết thân cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Chú trọng phát hiện, khen thưởng kịp thời tập thể và cá nhân xuất sắc đối với người trực tiếp lao động sản xuất, công tác; thực hiện tốt công tác nhân rộng điển hình tiên tiến và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phản biện về công tác thi đua, khen thưởng. Phong trào thi đua phải nhằm động viên và phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tác giả: Trần Đức Dũng - P.giám đốc, chủ tịch công đoàn.