Do khu bảo tồn trải rộng trên địa bàn 5 huyện nên số dân vùng đệm sống gần rừng rất lớn. Tại khu vực này có trên 50% hộ thuộc diện đói nghèo. Cuộc sống của bà con dân tộc chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng, bởi vậy, công tác quản lý khu bảo tồn hết sức khó khăn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, lãnh đạo KBTTN Pù Huống trong những năm qua đã chủ động làm kế hoạch tham mưu cho chính quyền các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, kiện toàn, thành lập các tổ, đội vừa phối hợp tuyên truyền, xử lý các tụ điểm tập kết lâm sản, vi phạm về nương rẫy, các đối tượng mua bán lâm sản, săn bắn; Vận động nhân dân thực hiện công tác định canh định cư, hướng dẫn đồng bào canh tác nương rẫy đúng chủ trương của Nhà nước. Tổ chức ký cam kết về phòng cháy chữa cháy rừng cho các xóm bản giáp ranh vùng lõi thuộc 11 xã vùng đệm.
Đặc biệt, là đã triển khai nhiều dự án để người dân cùng tham gia phát triển kinh tế gia đình, cùng tham gia bảo vệ rừng. Điển hình như các dự án đầu tư trồng 5 triệu ha rừng (Dự án 661) . Dự án trồng rừng sản xuất (Dự án 147) được triển khai trên địa bàn 6 xã của huyện Qùy Hợp. Qua 3 năm triển khai, các hộ dân đã trồng được hơn 1.250 ha rừng, dự án cung cấp nước sạch cho 2 bản Nứt (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông) và bản Piềng (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong).
Lãnh đạo BQL Khu BTTN Pù Huống trao bào sinh sản cho các hộ dân
Cùng với các chương trình dự án trên, Khu BTTN Pù Huống hiện đang tổ chức triển khai dự án: VCF " Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học Khu BTTN Pù Huống bằng cải thiện công tác quản lý tuần tra bảo vệ rừng, giám sát các loài chính, đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích." Tại xã Nga My huyện Tương Dương. Dự án chủ yếu là tập huấn, hội thảo, chuyển giao KHKT chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng cho bà con trong xã. Ngày 27/11, Lãnh đạo Khu BTTN Pù Huống và Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An đã tổ chức cấp phát bàn giao 10 con bê lai sinh sản cho 10 hộ dân của 3 bản ở xã Nga My (Tương Dương). Mỗi con bê trị giá 8 triệu đồng.
máy chia giấy cuộn
Nguồn: https://quyhop.gov.vn/
BCB SOLUTIONS