Hiện trạng phân bố các loài Khỉ tại Khu BTTN Pù Huống (năm 2019)

Thứ hai - 26/12/2022 02:08
Ngoài ra các chương trình điều tra nhóm Khỉ trước đó, khi đề xuất các giải pháp bảo tồn mới dừng lại ở giải pháp định hướng và ít liên quan/dựa trên đến kết quả. Do đó, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác bảo tồn Khỉ là không cao. Vì vậy rất cần thiết tiến hành điều tra hiện trạng phân bố của các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống, áp dụng các phương pháp định lượng để nghiên cứu chuyên sâu về sinh cảnh sống của chúng; đồng thời vận dụng các kết quả nghiên cứu để xây dựng kế hoạch bảo tồn Khỉ tại đây.
Tình trạng quần thể của từng loài Khỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Các đợt khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2019 đến tháng 09/2019. Đã tiêu tốn mất 162,3 giờ để tiến hành khảo sát trên 34 tuyến tại 18 khu vực thuộc địa giới hành chính của 7 xã (Châu Cường, Diên Lãm, Châu Hoàn, Bình Chuẩn, Nga My, Quang Phong và Cắm Muộn). Tổng chiều dài các tuyến điều tra là: 133,2 km;  
Kết quả đã 24 lần nhìn thấy trực tiếp đàn Khỉ, 26 lần nghe thấy tiếng kêu của Khỉ ngoài thực địa. Ngoài ra; phỏng vấn được 37 người dân và phân tích 02 mẫu vật Khỉ còn sống, 01 mẫu vật Khỉ đã chết tại các bản gần rừng.
Thông tin về tình trạng phân bố của các loài Khỉ tại 07 xã trong KBTTN Pù Huống được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1.1. Tình trạng phân bố của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống
Mã hiệu tuyến Khu vực Tên loài Khảo sát thực địa
(số lần ghi nhận)
Phỏng vấn
(số lượt người)
Tình trạng
Nhìn thấy Nghe thấy Trước 2017 Từ 2017 đến nay
ChCu 1.1
ChCu1.1.1
ChCu1.1.2
ChCu1.1.3
ChCu1.1.4
Vùng rừng xã Châu Cường Khỉ vàng 2 1 0 6 (++)
Khỉ mốc 1 0 3
(1 mẫu còn sống)
3 (++)
Khỉ cộc 0 2 2 4 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 0 0 (0)
BiCh 2.1
BiCh2.1.1
BiCh2.1.2
BiCh2.1.3
BiCh2.1.4
Vùng rừng
xã Bình Chuẩn
Khỉ vàng 2 2 2 5 (++)
Khỉ mốc 0 0 2 5 (+)
Khỉ cộc 1 3 3 4 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 3 1 (+)
DiLa 3.1
DiLa3.1.1
DiLa3.1.2
Vùng rừng xã Diên Lãm Khỉ vàng 2 1 0 6 (++)
Khỉ mốc 2 0 2 4 (++)
Khỉ cộc 2 3 0 6 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 2 2 (+)
ChHo3.1.3
ChHo3.1.4
Vùng rừng xã Châu Hoàn Khỉ vàng 0 2 0 3 (++)
Khỉ mốc 0 0 2 1 (+)
Khỉ cộc 0 1 1 2 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 1 0 (0)
NgMy 3.2
NgMy3.2.1
NgMy3.2.2
NgMy 4.1
NgMy4.1.1
NgMy4.1.2
NgMy4.1.3
NgMy4.1.4
NgMy 4.2
NgMy4.2.1
NgMy4.2.2
NgMy4.2.3
Vùng rừng xã Nga My Khỉ vàng 3 2 1 5 (++)
Khỉ mốc 4 0 2
(1 mẫu còn sống)
4
(1 mẫu đã chết)
(++)
Khỉ cộc 2 4 0 5 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 1 1 (+)
CaMu 4.3
CaMu4.3.1
CaMu4.4
CaMu4.4.3
Vùng rừng xã Cắm Muộn Khỉ vàng 1 0 0 3 (++)
Khỉ mốc 0 0 0 3 (+)
Khỉ cộc 0 1 1 2 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 0 0 (0)
QuPh4.4.1
QuPh4.4.2
QuPh4.5
Vùng rừng xã Quang Phong Khỉ vàng 0 2 3 3 (++)
Khỉ mốc 1 0 2 4 (++)
Khỉ cộc 1 2 1 5 (++)
Khỉ đuôi lợn 0 0 0 2 (+)
Tổng 24 26      
Chú thích:  (++) : Chắc chắn có phân bố;  (+) : Khả năng phân bố;  (0): Không phân bố.
Từ bảng 1.1 cho thấy: Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis) và Khỉ cộc (Macaca arctoides) là 03 loài Khỉ chắc chắn có trong KBTTN Pù Huống. Chưa đủ thông tin để khẳng định có loài Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) trong KBTTN Pù Huống; vùng rừng các xã khả năng có loài Khỉ này phân bố là: Bình Chuẩn, Diên Lãm, Nga My và Quang Phong.
Thông tin về mật độ tương đối của 03 loài Khỉ bắt gặp ngoài rừng ở 07 xã khảo sát và trên toàn bộ khu bảo tồn được tổng hợp ở bảng sau
Bảng 1.2. Mật độ tương đối của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống
Mã hiệu tuyến Khu vực Tên loài Số lần ghi nhận (n) Tần suất bắt gặp
(số lần/km)
Hiệu suất tìm kiếm
(số lần/giờ)
L (km) F T (giờ) H
ChCu 1.1
ChCu1.1.1
ChCu1.1.2
ChCu1.1.3
ChCu1.1.4
Vùng rừng xã Châu Cường Khỉ vàng 3 19,0 0,158 20,52 0,146
Khỉ mốc 1 0,053 0,049
Khỉ cộc 2 0,105 0,097
BiCh 2.1
BiCh2.1.1
BiCh2.1.2
BiCh2.1.3
BiCh2.1.4
Vùng rừng xã Bình Chuẩn Khỉ vàng 4 22,1 0,181 24,58 0,163
Khỉ mốc 0 0,000 0,000
Khỉ cộc 4 0,181 0,163
DiLa 3.1
DiLa3.1.1
DiLa3.1.2
Vùng rừng xã Diễn Lãm Khỉ vàng 3 14,5 0,207 15,93 0,188
Khỉ mốc 2 0,138 0,126
Khỉ cộc 5 0,345 0,314
ChHo3.1.3
ChHo3.1.4
Vùng rừng xã Châu Hoàn Khỉ vàng 2 9,0 0,222 9,35 0,214
Khỉ mốc 0 0,000 0,000
Khỉ cộc 1 0,111 0,107
NgMy 3.2
NgMy3.2.1
NgMy3.2.2
NgMy 4.1
NgMy4.1.1
NgMy4.1.2
NgMy4.1.3
NgMy4.1.4
NgMy 4.2
NgMy4.2.1
NgMy4.2.2
NgMy4.2.3
Vùng rừng xã Nga My Khỉ vàng 5 39,8 0,126 52,67 0,095
Khỉ mốc 4 0,101 0,076
Khỉ cộc 6 0,151 0,114
CaMu 4.3
CaMu4.3.1
CaMu4.4
CaMu4.4.3
Vùng rừng xã Cắm Muộn Khỉ vàng 1 17,7 0,056 22,75 0,044
Khỉ mốc 0 0,000 0,000
Khỉ cộc 1 0,056 0,044
QuPh4.4.1
QuPh4.4.2
QuPh4.5
Vùng rừng xã Quang Phong Khỉ vàng 2 11,1 0,180 16,50 0,121
Khỉ mốc 1 0,090 0,061
Khỉ cộc 3 0,270 0,182
Tổng/Bình quân Khỉ vàng 20 133,2 0,150 162,30 0,123
Khỉ mốc 8 0,060 0,049
Khỉ cộc 22 0,165 0,136

Chú thích:  L : Tổng chiều dài tuyến điều tra trong khu vực; F: Tần suất bắt gặp loài; T: Tổng số giờ tìm kiếm trong khu vực; H: Hiệu suất tìm kiếm loài.
Từ bảng 1.2 cho thấy; tính bình quân trên toàn bộ khu bảo tồn thì mật độ quần thể Khỉ cộc luôn cao nhất, sau đó đến Khỉ vàng và thấp nhất là Khỉ mốc (theo cả hai cách tính mật độ tương đối)
Mật độ Khỉ cộc thấp nhất là ở vùng rừng xã Cắm Muộn (tần suất bắt gặp trên tuyến là 0,056 lần/km và; hiệu suất tìm kiếm là 0,044 lần/giờ); cao nhất là ở vùng rừng xã Diên Lãm (tần suất bắt gặp trên tuyến là 0,345 lần/km và; hiệu suất tìm kiếm là 0,314 lần/giờ).
Mật độ Khỉ vàng cao nhất là ở vùng rừng xã Châu Hoàn (tần suất bắt gặp trên tuyến là 0,222 lần/km và; hiệu suất tìm kiếm là 0,214 lần/giờ); thấp nhất là ở vùng rừng xã Cắm Muộn (tần suất bắt gặp trên tuyến là 0,056 lần/km và; hiệu suất tìm kiếm là 0,044 lần/giờ).
Trong quá trình khảo sát ngoài rừng; Khỉ vàng và Khỉ cộc ghi nhận được ở tất cả 07 xã; trong khi đó Khỉ mốc chỉ ghi nhận được ở 4/7 xã khảo sát. Trong 4 xã ghi nhận được loài Khỉ mốc, thì mật độ quần thể cao nhất ở vùng rừng xã Diên Lãm (tần suất bắt gặp trên tuyến là 0,138 lần/km và; hiệu suất tìm kiếm là 0,126 lần/giờ); thấp nhất là ở vùng rừng xã Châu Cường (tần suất bắt gặp trên tuyến là 0,053 lần/km và; hiệu suất tìm kiếm là 0,049 lần/giờ).
Phân bố của các điểm ghi nhận ba loài Khỉ được chúng tôi thể hiện ở hình 3.1; đồng thời thông tin chi tiết về các đàn Khỉ và vị trí ghi nhận được tổng hợp ở phụ lục 2
Hình 1.1. Bản đồ điểm ghi nhận các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống
 Đợt điều tra này, chỉ có 24 lần nhìn thấy trực tiếp các đàn Khỉ. Từ dữ liệu định danh loài và đếm số cá thể trong mỗi đàn; chúng tôi đã tính toán mật độ tuyệt đối của các quần thể Khỉ. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Mật độ tuyệt đối của các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống
Tên loài Số lượng cá thể trong các đàn Tổng số cá thể đếm được Mật độ
(cá thể/ha)
TT đàn Min Max Min Max Min Max
Khỉ vàng 1 30 40 224 281 0,056 0,070
2 25 30
3 16 20
4 20 25
5 35 40
6 26 30
7 14 22
8 20 27
9 28 33
10 10 14
Bình quân (số cá thể/đàn): 22,40- 28,10
Khỉ mốc 1 10 15 90 119 0,023 0,029
2 12 16
3 6 10
4 9 12
5 10 14
6 12 16
7 16 18
8 15 18
Bình quân (số cá thể/đàn): 11,25- 14,88
Khỉ cộc 1 6 9 40 58 0,010 0,015
2 5 7
3 9 13
4 4 6
5 6 9
6 10 14
Bình quân (số cá thể/đàn): 6,67-








































Chú thích:  Tổng diện tích vùng lấy mẫu/diện tích dải tuyến điều tra là: 3.996 ha (133,2 km X 0,3 km)
Từ bảng 1.3 cho thấy; mật độ quần thể Khỉ vàng là cao nhất, sau đó đến Khỉ mốc và thấp nhất là Khỉ cộc. Nguyên nhân là bởi số cá thể bình quân đàn của Khỉ vàng cao hơn rõ rệt so với của hai loài Khỉ còn lại. 
Từ kết quả tính mật độ quần thể và số cá thể bình quân đàn ở bảng trên; chúng tôi đã ước tính kích thước quần thể và số đàn của từng loài Khỉ trên toàn bộ vùng khu bảo tồn. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1.4. Ước tính kích thước quần thể và số đàn của các loài Khỉ trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Tên loài Mật độ
(cá thể/ha)
Kích thước quần thể (tổng số cá thể) Số cá thể bình quân/đàn Ước tính số đàn
Min Max Min Max Min Max Min Max
Khỉ vàng 0,056 0,070 2211 2764 22,40 28,10 78 124
Khỉ mốc 0,023 0,029 908 1146 11,25 14,88 61 102
Khỉ cộc 0,010 0,015 394 593 6,67 9,67 40 89










Từ những kết quả trên có thể thấy Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis) và Khỉ cộc (Macaca arctoides) là 03 loài Khỉ chắc chắn có trong KBTTN Pù Huống. Chưa đủ thông tin để khẳng định có loài Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) trong KBTTN Pù Huống; vùng rừng các xã khả năng có Khỉ đuôi lợn phân bố là: Bình Chuẩn, Diên Lãm, Nga My và Quang Phong. Ước tính có từ 78- 124 đàn Khỉ vàng với khoảng 2211-2764 cá thể; từ 61-102 đàn Khỉ mốc với khoảng 908-1146 cá thể; từ 40-89 đàn Khỉ cộc với khoảng 394-593 cá thể trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Tần suất bắt gặp cũng như hiệu suất tìm kiếm loài Khỉ cộc là cao nhất, sau đó đến Khỉ vàng và thấp nhất là Khỉ mốc.
Tác giả: Nguyễn Xuân Bắc - Phòng KHKT -HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay9,496
  • Tháng hiện tại414,397
  • Tổng lượt truy cập4,040,560
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây