Tăng cường sử dụng thiết bị công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả giám sát động vật hoang dã tại Khu BTTN Pù Huống

Thứ tư - 25/05/2022 00:21
                 Thay vì điều tra, đánh giá đơn thuần, thiếu sự so sánh, giám sát đa sinh học sẽ cho thấy xu hướng biến đổi của đa dạng sinh học, từ đó tìm ra các nguyên nhân cho sự biến đổi đó, làm cơ sở đề xuất và triển khai các biện pháp bảo tồn hiệu quả. Để hỗ trợ hoạt động điều tra và người điều tra, hệ thống các thiết bị phục vụ công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, nổi bật trong số đó là bẫy ảnh và thiết bị ghi âm tự động âm thanh của các loài động vật hoang dã. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó, các thiết bị này còn giúp nâng cao chất lượng thông tin đầu vào do có thể được sử dụng liên tục trong một thời gian dài - điều mà người điều tra hiếm khi thực hiện được.
               Những năm gần đây Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã sử dụng bẫy ảnh thực hiện chương trình điều tra thành phần loài và hiện trạng các loài nguy cấp, quý hiếm. Bẫy ảnh đã được sử dụng và cho thấy những kết quả rất tích cực trong hoạt động điều tra, giám sát đa dạng sinh học tại đây. Đây là phương pháp điều tra động vật hiện đại và rất hiệu quả đặc biệt đối với các loài có kích thước quần thể nhỏ, quý hiếm và ở những nơi có địa hình hiểm trở, khó tiếp cận. Phương pháp này được sử dụng nhằm ghi lại hình ảnh của con vật khi chúng đi vào bộ phận cảm biến hồng ngoại đóng mạch điện để máy ảnh chụp.
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bẫy ảnh
                 Bẫy ảnh có thể tự động ghi lại hình ảnh của tất cả các loài động vật có trọng lượng lớn hơn 500g di chuyển trước cảm biến của bẩy ảnh do vậy rất phù hợp trong việc giám sát sự phân bố cùng với những đặc tính của cộng đồng động vật có vú hoang dã và các loài chim cỡ lớn trú ngụ trên mặt đất, đặc biệt là các loài khó theo dõi.
Những kết quả từ việc sử dụng bẫy ảnh chúng ta đánh giá các xu hướng của các quần thể động vật hoang dã theo thời gian, cung cấp các chỉ số và dữ liệu quan trọng để giúp xác định các biện pháp bảo tồn cũng như các quyết định quản lý phù hợp.
                 Kết quả sử dụng bẫy ảnh của Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã ghi nhận được sự xuất hiện của các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật quý hiếm.
   
Hình 2. Gà lôi trắng và Gà tiền mặt vàng được ghi nhận qua bẫy ảnh tại Khu BTTN Pù Huống.
 
Hình 3. Đàn khỉ cộc (Khỉ mặt đỏ) ghi nhận được từ bẫy ảnh
 
Hình 4. Các loài thú móng guốc cũng được ghi nhận từ bẫy ảnh
 
Hình 5. Mèo rừng ghi nhận từ bẩy ảnh
                    Những kết quả từ việc sử dụng bẫy ảnh chúng ta đánh giá các xu hướng của các quần thể động vật hoang dã theo thời gian, cung cấp các chỉ số và dữ liệu quan trọng để giúp xác định các biện pháp bảo tồn cũng như các quyết định quản lý phù hợp./

Tác giả: Võ Minh Sơn Phó giám đốc

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay10,178
  • Tháng hiện tại415,079
  • Tổng lượt truy cập4,041,242
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây