Trạm QLBVR Châu Hồng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng

Thứ hai - 04/11/2024 04:17
Trạm QLBVR Châu Hồng thuộc Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống. Gồm có 4 cán bộ công chức, viên chức và người lao động, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ 3.410,92 ha gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.  Nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề nhưng nhờ định hướng phù hợp của các cấp, ngành liên quan, kết hợp sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo đơn vị an ninh rừng nơi đây đã được giữ vững.
 
Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ trọng tâm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
 
Phạm vi quản lý của Trạm quản lý bảo vệ rừng Châu Hồng trải dài rộng khắp trên 4 xã huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), ôm trọn nhiều khoảnh rừng ngút ngàn tầm mắt, bao gồm 1.005,79 ha rừng đặc dụng tại xã Châu Cường, số còn lại là rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại xã Châu Thành (429,41 ha), Châu Hồng (856,44 ha), Châu Tiến (1.119,28 ha).
Rừng đặc dụng mang tính chất đặc thù, mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy mỗi tác động dù nhỏ nhất đều có thể dẫn đến hành vi vi phạm. Đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn quản lý còn nhiều khó khăn, áp lực cơm áo gạo tiền vẫn luôn thường trực, điều này vô hình chung làm tăng cao nguy cơ xâm hại tới tài nguyên rừng.
 
Cán bộ địa bàn kết hợp nhuần nhuyễn với nhân dân và các tổ BVR, cùng nhau chung tay bảo vệ tài nguyên rừng
 
Xác định rõ quan điểm, tư tưởng, các cán bộ Trạm luôn bám sát kế hoạch, chủ trương của tỉnh Nghệ An, của Sở NN-PTNT, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo đơn vị để tạo ra sự chủ động cần thiết.
Cuộc sống của những người giữ màu xanh của núi rừng chẳng mấy khi được ở nhà cùng gia đình, trái lại phải dành phần lớn thời gian ở rừng, làm bạn với những con suối uốn lượn, con giông trập trùng. Diện tích quản lý trải rộng mà sức người lại nhỏ bé, thành thử 4 thành viên tại Trạm khó “tải” hết được, do đó cần xây dựng kế hoạch bài bản, chi tiết, kết hợp “cậy nhờ” sức dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Gần dân, hiểu dân, lấy quyền lợi của bà con nhân dân làm kim chỉ nam, những năm qua đơn vị đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kép, vừa giữ vững an ninh rừng lại lan tỏa mạnh mẽ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con nhân dân vùng đệm trong đó một số chương trình dự án đã triển khai nhằm hỗ trợ sinh kế thiết thực cho bà con nhân dân tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập.
 
Công tác tuyên truyền, truyền thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng
 
Cán bộ trạm mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, thời gian vào nghề cũng khác nhau, đã thấm đủ những gian truân, vất vả, dù vậy vẫn hết sức tự hào với nghề với nhiệm vụ cao cả. Bảo vệ những cánh rừng thêm xanh chính là Bảo vệ ngôi nhà chung của muôn loài.
“Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thực sự nặng nề, để làm được đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố. Người dân trên địa bàn là đồng bào dân tộc thiểu số, lớn lên từ rừng, dựa vào rừng, để thay đổi thói quen, nếp nghĩ tác động đến rừng đòi hỏi phải phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, qua đó giúp từng hộ gia đình thấm nhuần chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là quá trình dài hơi với sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng không ngơi nghỉ của tập thể cán bộ giữ rừng. Vì vậy cán bộ địa bàn chúng tôi không quản ngại khó khăn, kiên trì đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, một mặt nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, mặt khác từng bước phủ sóng các chính sách thiết thực. BQL Khu BTTN Pù Huống triển khai các chương trình dự án phát triển rừng, hỗ trợ cộng đồng như: Dịch vụ môi trường rừng, giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) ... và Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững” áp lực cơm áo gạo tiền của nhân dân sống gần rừng được giảm tải đi nhiều, công tác giữ rừng nhờ đó cũng hiệu quả hơn”. Tất cả vì mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng. Màu xanh của rừng được giữ vững là nền tảng phát triển tương lai.
 
Để bảo vệ, phát triển rừng cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
 
Vì dân, dựa vào dân để giữ vững tài nguyên rừng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

                                                         Tác giả bài viết:  Hà Quang Hữu- Trạm QLBVR Châu Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay7,870
  • Tháng hiện tại412,771
  • Tổng lượt truy cập4,038,934
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây