Từ công tác nhận khoán bảo vệ rừng theo hình thức cộng đồng tại một bản thuộc vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Chủ nhật - 25/08/2024 20:42
Khoán bảo vệ rừng theo hình thức cộng đồng được xem như là một hình thức nhằm thực hiện chủ trương hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền quyền và trách nhiệm, tạo điều kiện để người dân được bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức, nâng cao thu nhập, giúp người dân được hưởng lợi từ các chương trình chính sách về lâm nghiệp, từ đó động viên được người dân trong cộng đồng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Xóm bản Cướm, xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An là một trong những bản nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, thuộc vùng đệm của Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống. Trong bản có tổng 173 hộ, trong đó có 100 hộ nghèo (chiếm 57,803%), 28 hộ cận nghèo (chiếm 16,1485%), có 86 hộ là cộng đồng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng Đặc dụng (chiếm gần 50% tổng số hộ của bản), 100% người dân trong bản là đồng bào dân tộc thiểu số, đa số thu nhập của người dân trong bản chủ yếu lúa nước với diện tích không nhiều, chăn nuôi gia súc gia cầm nhỏ lẻ tập tục thả rong, lao động thời vụ, một số gia đình có người đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động có gửi tiền về phụ giúp trang trải gia đình....Nhìn chung người dân trong bản còn rất nhiều khó khăn vất vả.
 
Ban quản lý xóm Bản Cướm họp dân bàn về công tác nhận khoán bảo vệ rừng Đặc dụng năm 2024.
Biết đến công tác nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 2012 thông qua chương trình Dịch vụ môi trường rừng, lúc đầu mới tiếp cận với công tác nhận khoán bảo vệ rừng đa số người dân đón nhận với tâm thái không mấy mặn mà, do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố như: Thu nhập từ nhận khoán thấp so với yêu cầu đời sống thấp, nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác bảo vệ rừng Đăc dụng, vai trò của rừng nói chung đối với đời sống lâu dài, cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc nhiều vào rừng, còn vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng v.v...
Nhằm đáp ứng về yêu cầu phát triển của ngành Lâm nghiệp, cũng như xu thế và công cuộc đổi mới của đất nước, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, tại Khu BTTN Pù huống, năm 2023 đến nay Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã triển khai công tác giao khoán, nhận khoán bảo vệ rừng theo hình thức công đồng tại các huyện, các xã có các bản thuộc vùng đệm, trong đó có cộng đồng xóm bản Cướm xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay, cộng đồng bản cướm tham gia nhận khoán bảo vệ rừng từ 2 chương trình dự án là dịch vụ Môi trường rừng và hương trình mục tiêu phát triên Lâm nghiệp bền vững. Thông qua nhiều cuộc tuyên truyền, tập huấn từ các nghành, các cấp, các tổ chức, đặc biệt là các cuộc tuyên truyền, tập huấn do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tổ chức, người dân trong cộng đồng bản cũng đã dần nâng cao được nhận thức và đã đón nhận các chương trình với một thái độ rất tích cực, hồ hởi hơn trước, do người dân đã nhận thấy được lợi ích thiết thực từ việc tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, đa số người dân trong thôn bản đều có nguyện vọng mong muốn được tham gia nhận khoán bảo vệ rừng Đặc dụng nói riêng, cũng như tham gia nhận khoán bảo vệ với các loại rừng khác.
 
 
 Cán bộ BQL Khu BTTN Pù Huống tuyên truyền giáo giục pháp luật và  phổ biến luật Lâm nghiệp tại bản Cướm
 
Qua nhiều buổi tiếp xúc với Ban quản lý thôn bản Cướm, đồng chí Lương Văn Long, xóm Trưởng bản Cướm cho biết: Trước đây việc triển khai và vận động các hộ dân tham gia nhân khoán bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, do người dân còn thiếu hiểu biêt, nhận thức chưa đầy đủ nên việc họp dân bàn, vận động dân tham gia nhận khoán, phân công đi kiểm tra rừng người dân còn chậm chạp, tinh thần chưa cao, rồi tiền nhận khoán từ bảo vệ rừng còn thấp nên nhiều hộ chưa hào hứng tham gia, một số hộ tham gia được giưa chừng còn bỏ đi làm ăn xa phải tìm người thay thế, người dân trong bản còn vi phạm các quy định về công tác quản lý  bảo vệ rừng, hoặc có người khi tham gia vào công tác bảo vệ rừng còn vi phạm v.v... Nhưng bây giờ mọi việc đều gặp rất nhiều thuận lợi, chúng tôi chỉ cần thông báo trên loa họp, bàn về các công việc liên quan đến nhận khoán bảo vệ rừng là các hộ chấp hành đầy đủ, đúng thời gian quy định, đặc biệt là nhiều gia đình muốn xin vào cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng hơn, những hộ đang tham gia không ai muốn rời khỏi cộng đồng bảo vệ rừng, một số hộ trước đây vi phạm nay cũng được tham gia bảo vệ rừng, đây là những tín hiệu mà ban quản lý bản chúng tôi cũng rất đáng mừng,.... Ngoài thuận lợi về mặt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quan tâm đến người dân, thuận lợi về việc khi nhận thức người dân tăng lên họp bàn việc gì cũng dễ..v.v... thì về phía Lãnh đạo Ban quản lý khu BTTN Pù huống cũng đã rất quan tâm sâu sát, có những chỉ đạo xuống từng bộ phận, cán bộ, hướng dẫn cho thôn bản và người dân trong việc thành lập các tổ đội bảo vệ rừng, lập các kế hoạch tuần tra kiểm tra rừng, hướng dẫn các nội dung liên qua cần làm cho người dân trong quá trình đi kiểm tra rừng....từ đó mà cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng bản Cướm chúng tôi đã làm tốt được công tác bảo vệ rừng trên diện tích được giao. Trong những năm gần đây và hiện nay, trong bản không xẩy ra vụ vi phạm đáng kể nào về quy định bảo vệ và phát triển rừng Đặc dụng.
Mặc dù vậy so với sự phát triển quá nhanh của kinh tế thị trường, sự đòi hỏi nhiều mặt của đời sống xã hội, thì số tiền từ nhận khoán bảo vệ rừng mà các hộ trong cộng đồng nhận được chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế gia đình nhưng đây cũng là số tiền khá quan trng đối với người dân, vì lý do đó tôi thay mặt cho người dân trong bản rất mong Đảng, Nhà nước, các cấp ngành tiếp tục quan tâm đến người dân chúng tôi không chỉ riêng về chính sách lâm nghiệp mà nhiều chính sách khác nữa.
* Ông Lữ Trọng Bằng, là một người dân có uy tín trong bản khi tiếp xúc với cán bộ của Khu BTTN Pù Huống cũng tâm sự: Hiện nay Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều chương trình, chính sách dự án quan tâm đến người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số như chúng tôi, trong đó có chính sách về ngành Lâm nghiệp, chúng tôi rất cảm ơn. Tuy nhiên, dù sao người dân vùng sâu, vùng xa chúng tôi đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, từ bao đời có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng, ít hiểu biết, hiện nay người dân đã ít vi phạm, ít phụ thuộc vào rừng hơn nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, thu nhập không đáng kể, tiền thu nhập từ nhận khoán bảo vệ rừng cũng là một khoản hỗ trờ giải quyết được một số khó khăn của đa số người dân nghèo chúng tôi, chúng tôi rất vui mừng, chúng tôi mong Đảng, Nhà nước, các cấp nghành quan tâm nhiều hơn nữa, nghiên cứu có thể đưa nhiều chương trình dự án vế với bà con chúng tôi, rồi có thể tăng thêm chút ít về số tiền nhận khoán bảo vệ rừng được không?
Như vậy việc đưa người dân tham gia trực tiếp vào công tác quản lý bảo vệ rừng, vừa hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đã đem lại hiệu quả tích cực. Qua thực tiễn đã cho thấy các vụ vi phạm về lâm luật đã giảm rõ rệt, công tác quản lý bảo vệ rừng có xu hướng dần dịch chuyển sang một giai đoạn mới mang tính tổng hợp hơn, hiệu quả hơn, và trong bối cảnh hiện nay khi mà lực lượng Kiểm lâm cũng như lực bảo vệ rừng tại các chủ rừng còn thiếu so với yêu cầu thì lực lượng người dân tham gia khoán bảo vệ rừng là cánh tay nối dài cho các nghành, các cấp trong việc thực tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.
 
 
Cán bộ khu BTTN cùng người dân tham gia tuần tra bảo vệ rừng
Hy vọng trong thời gian và giai đoạn tiếp theo Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều chủ trương, chính sách hơn nữa quan tâm đến nghành Lâm nghiêp, đến cán bộ công chức viên chức và người lao động trong lực lượng bảo vệ rừng, quan tâm đên người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi hoạt động chủ yếu của nghành Lâm nghiệp, từ đó làm thay đổi nhận thức, đời sống của người dân, giải quyết được một số khó khăn của người dân, hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân sống vùng gần rừng, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
 
 
 
 
Người dân đi tuần tra rừng theo kế hoạch
 
Vùng lõi rừng khu BTTN Pù Huống

                                 Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Hiệp - Trạm QLBVR Diên Lãm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay16,499
  • Tháng hiện tại81,518
  • Tổng lượt truy cập3,133,342
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây