Phát hiện rùa núi viền đẹp và quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Thứ hai - 17/07/2023 20:24
Thực hiện chương trình điều tra, giám sát đa dạng sinh học năm 2023, BQL Khu BTTN Pù Huống phối kết hợp với các nhà khoa học tại Đại học Lâm nghiệp thực hiện tại thực địa, quá trình điều tra giám sát cơ quan chức năng đã phát loài rùa núi viền tên khoa học Manouria impressa. Đây là loài rùa cạn đẹp nhất, mai và da màu nâu vàng. Mai dài khoảng 180 - 206mm, trên mai thường có màu vàng đậm và được chia thành các vảy có viền màu đậm. Đầu rùa có màu vàng và nhiều tấm sừng ở bên trên. Một số rùa núi viền có miệng màu hồng nhạt; yếm bụng phẳng, chân rùa hình trụ, giữa các ngón chân không có màng da...
Rùa núi viền được đưa vào danh sách những loài động vật bị đe dọa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) năm 2000 và danh mục hạng VU (sắp nguy cấp) của Sách Đỏ Việt Nam, danh mục IIB Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống hiện đang tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng để hạn chế những tác động của con người đến môi trường sống, là nơi sinh cư của rùa núi viền.
1 1
Đơn vị đã bắt gặp rùa núi viền ở độ cao 200-400m tại những con suối nhỏ trong rừng. Đôi khi chúng còn xuất hiện ở độ cao trên 900m, dưới tán cây rừng. Loài rùa này hoạt động mạnh vào chiều tối, ban ngày trú ẩn trong các hang, hốc; thường ăn các loại quả rụng, nấm và những mầm cỏ non…
2 2
Đầu của loài Rùa này có màu vàng và nhiều tấm sừng ở bên trên. Một số Rùa núi viền có miệng màu hồng nhạt. Phần giữa của yếm dưới bụng phẳng, phía trước và sau có những vết lõm hình chữ V. Khu BTTN Pù Huống ghi nhận sự hiện diện của loài rùa này
Rùa núi viền có tên khoa học là Manouria impressa thuộc chi Manouria là một chi Rùa trong họ Rùa cạn hay họ Rùa núi – Testudinidae. Loài Rùa này sinh sống trong các khu rừng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những địa phương ở nước ta có nhiều loài rùa này là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum và Lâm Đồng. Các khu vực có độ cao thấp hơn 2000m so với mực nước biển.
Hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã có những biện pháp tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng để hạn chế những tác động của con người đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã, trong đó đặc biệt là loài rùa núi viền.

Tác giả: Trần Đức Dũng Phó giám đốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay9,101
  • Tháng hiện tại414,002
  • Tổng lượt truy cập4,040,165
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây