Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là một trong những khu bảo tồn quan trọng của tỉnh Nghệ An, có vai trò lớn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Văn phòng Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tọa lạc tại khối 7, thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống – viên ngọc xanh của miền Tây Nghệ An, là một trong những khu vực quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước ta. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị sinh thái quý giá, mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh theo định hướng của Đảng.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, như sử dụng bẫy ảnh trong điều tra và giám sát đa dạng sinh học, đã và đang được lãnh đạo đơn vị ưu tiên nhằm nâng cao tính thuyết phục và chính xác của dữ liệu thu thập.
Cùng với nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ... thì nhiệm vụ phát triển rừng được BQL KHU BTTN Pù Huống quan tâm, chú trọng và chủ động thực hiện.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (thuộc tỉnh Nghệ An) là một trong những khu vực có giá trị sinh thái cao, với hệ động thực vật phong phú và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như hệ sinh thái của khu vực Tây Nghệ An.
Tháng 9/2024, tại Quỳ Hợp, Nghệ An, BQL Khu BTTN Pù Huống phối hợp với các giảng viên Công ty TNHH tư vấn nông lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức ngày hội truyền thông chủ đề “Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nói không với rác thải nhựa cho cộng đồng tại các thôn bản ở các xã vùng đệm thuộc Khu BTTN Pù Huống”
Ngày 20/9/2024 tại hội trường UBND xã Xiêng My. Phòng Khoa học-Kỹ thuật và HTQT cùng với giảng viên và trạm QLBVR Nga My, chính quyền địa phương xã Xiêng My tổ chức truyền thông bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nói không với rác thải nhựa.
Từ ngày 15/8/2024 đến ngày 29/8/2024 đoàn khoa học thuộc Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) và Viện Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc đã phối hợp với BQL Khu BTTN Pù Huống tổ chức khảo sát, phỏng vấn tri thức bản địa về các loài cây có giá trị làm thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học cho việc bảo tồn và kế thừa các bài thuốc truyền thống.
Kiến thức sinh thái bản địa (local ecological knowledge - LEK) là một lĩnh vực đang được quan tâm trên thế giới. LEK được định nghĩa là một bộ kiến thức, thực hành và niềm tin được tích lũy theo thời gian dựa trên quan sát cá nhân và kinh nghiệm trong tương tác với các hệ sinh thái, và nó tiến hóa thông qua các quy trình thích ứng và truyền lại qua các thế hệ thông qua truyền thống văn hóa (Berkes, 1999, 2000; Huntington, 2000).
Trạm QLBVR Châu Hồng trực thuộc BQL Khu BTTN Pù Huống. Chức năng nhiệm vụ của trạm là quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Trạm quản lý bảo vệ rừng Bình Chuẩn trực thuộc hạt Kiểm lâm BQL khu BTTN Pù Huống. Trạm đóng tại bản Mét, xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông. Với nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động liên quan theo quy định của pháp luật tại địa bàn xã Bình Chuẩn.