Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là một trong ba vùng lõi thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An, với tổng diện tích quản lý 46.468,66 ha rừng và đất lâm nghiệp. Đây là khu vực được các tổ chức quốc tế và giới khoa học trong lẫn ngoài nước đánh giá cao về tính đa dạng sinh học, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật nguy cấp và quý hiếm. Với hệ sinh thái động thực vật phong phú, việc triển khai các phương pháp điều tra và giám sát để đánh giá chính xác nguồn tài nguyên là nhiệm vụ quan trọng luôn được tập thể lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý chú trọng. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học tại đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các chương trình điều tra, giám sát được tổ chức thường niên, giúp ghi nhận ngày càng nhiều thông tin giá trị về hệ động, thực vật. Mặc dù các dữ liệu thu thập từ những nghiên cứu trước đây đã mang lại nền tảng quan trọng, nhưng độ tin cậy vẫn cần được cải thiện do phần lớn dựa trên phương pháp phỏng vấn và kế thừa tài liệu nghiên cứu trước. Vì vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, như sử dụng bẫy ảnh trong điều tra và giám sát đa dạng sinh học, đã và đang được lãnh đạo đơn vị ưu tiên nhằm nâng cao tính thuyết phục và chính xác của dữ liệu thu thập.

Đồng chí Võ Minh Sơn – Giám đốc Khu BTTN Pù Huống Phát biểu khai mạc khóa tập huấn
Trong khuôn khổ thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học giữa Ban quản lý khu BTTN Pù Huống với viện Công nghệ Hoá, Sinh và MT – Đại học Vinh và Sở thú San Diego (California, Hoa Kỳ), trong khoảng thời gian giữa tháng 11, BQL Khu BTTN Pù Huống đã phối hợp với Viện công nghệ hóa sinh và môi trường thuộc Trường Đại học Vinh tổ chức Khóa tập huấn Đặt bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học tại Khu BTTN Pù Huống tại Văn phòng BQL Khu BTTN Pù Huống, huyện Quỳ hợp, tỉnh Nghệ An.Nhằm trạng bị kiến thức và kỹ năng góp phần nâng cao năng lực điều tra, giám sát các loài động hoang dãthông qua bẫy ảnh cho cán bộ kiểm lâm các trạm, nhân viên phòng khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế.
Toàn cảnh đợt tập huấn
Tham dự Khóa tập huấn có Tiến sỹ Nguyễn Vân Trường, ThS.Cao Tiến Dũng; và các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Hóa, Sinh – Môi trường, Scott Gregory Morton Chuyên gia Sở thú San Diego, Hoa Kỳ cùng với các cán bộ kiểm lâm viên, lực lượng bảo vệ rừng thuộc 7 trạm QLBVR Nga My, Bình Chuẩn, Nam Sơn, Châu Lý, Châu Hồng, Diên Lãm, Cắm Muôn và các cán bộ phòng Khoa học kỹ thuật và HTQT, văn phòng hạt kiểm lâm.Mục tiêu của Khóa tập huấn là giúp các cán bộ phụ trách địa bàn, cán bộ làm công tác tham mưu, nghiên cứu của Khu bảo tồn nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, dùng các kỹ năng tiếp thu được từ khóa học tiến hành thu thập được những hình ảnh mới lạ về các loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng với những thao tác đơn giản và chi phí hợp lý mà không làm xáo trộn đời sống của các loài động vật và thu thập được các hình ảnh đẹp, các thông tin tin cậy về các loài động vật hoang dã hiện có tại Khu bảo tồn.
Ảnh Các đại biểu tham dự khóa tập huấn
Các giảng viên của Khóa tập huấn là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học, động vật hoang dã như: TS. Nguyễn Vân Trường (Nghiên cứu sinh sau Tiến sỹ của Sở thú Sandiego Zoo), ThS. Cao Tiến Dũng (Giảng viên, chuyên gia DDSH trường Đại học Vinh);
Tại Khóa tập huấn các học viên tham dự đã được các chuyên gia giới thiệu về cách sử dụng, công dụng, lợi ích của Bẫy ảnh trong điều tra, nghiên cứu Đa dạng sinh học và cài đặt sử dụng phần mềm Qgis để xác định điểm đặt bẫy ảnh, cách bố trí địa điểm đặt bẫy ảnh trong lâm phầm quản lý của Khu bảo tồn để đạt hiệu quả tối ưu trong việc giám sát các loài động vật hoang dã.Ngoài ra trong khóa tập huấn các thành viên tham gia Khóa tập huấn còn được tham gia khảo sát, đặt thử các Bẫy ảnh tại Vườn thực vật Pù Huống để thực hành cách thức đặt và sử dụng bẫy ảnh trước khi tiến hành điều tra, giám sát ngoài thực địa trong thời gian sắp tới.
Thông qua Khóa tập huấn sẽ góp phần giúp các học viên nắm chắc các yêu cầu kỹ thuật và vận dụng vào thực tế khi tham gia điều tra thực địa; sử dụng thành thạo phần mềm Qgis, công cụ bẫy ảnh để thu thập dữ liệu bẫy trên tuyến tuần tra; thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học và các mối đe dọa đến các loài động vật hoang dã tại Khu bảo tồn. Đây là một trong những hoạt động tiền đề nhằm thực hiện giám sát đa dạng sinh học và các loài động vật hoang dã thông qua bẫy ảnh, dự kiến triển khai trên toàn bộ diện tích do Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống quản lý trong thời gian sắp tới.
Một số hình ảnh tại Khóa tập huấn
Các học viên thảo luận về việc chọn địa điểm đặt bẫy ảnh
Các học viên tập trung nghe giảng cách sử dụng phần mềm
TS.Nguyễn Vân Trường hướng dẫn các học viên cách lắp đặt và sử dụng bẫy ảnh
Các học viên thực hành lắp đặt bẫy ảnh
Hướng dẫn các học viên lấy thông tin liên kết từ bẫy ảnh với smart phone
Hướng dẫn các học viên lấy thông tin liên kết từ bẫy ảnh với smartphone
Tác giả bài viết: Lê Thị Mai – Phòng KH-KT&HTQT