Tháng 9/2024, tại Quỳ Hợp, Nghệ An, BQL Khu BTTN Pù Huống phối hợp với các giảng viên Công ty TNHH tư vấn nông lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức ngày hội truyền thông chủ đề “Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nói không với rác thải nhựa cho cộng đồng tại các thôn bản ở các xã vùng đệm thuộc Khu BTTN Pù Huống”. Đây là sự kiện thực hiện kế hoạch truyền thông năm 2024 của Khu BTTN Pù Huống.
Tại buổi truyền thông Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã giới thiệu đến cộng đồng thôn bản. Khu BTTN Pù Huống có tổng diện tích là 46.468,66, trong đó gồm có 40.157,43 ha rừng đặc dụng, 6.066,47 ha rừng phòng hộ, 210,38 ha rừng sản xuất và 34,38 đất ngoài lâm nghiệp. Có 7 trạm QLBVR đóng trên trên địa bàn 5 huyện: Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu.
Theo điều tra và các tài liệu trước đây, BQL Khu BTTN Pù Huống có 1.806 loài thực vật bậc cao, thuộc 194 họ khác nhau, trong đó có 76 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam(2007). Có 568 loài động vật đã ghi nhận, gồm 100 loài thú, 270 loài chim, 71 loài bò sát, 24 loài ếch nhái và 103 loài cá. Trong đó có 69 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Trên địa bà xã Châu Lý có tổng diện tích rừng phòng hộ là 1781,16(ha) bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng gồm các khoảnh tiểu khu sau: Tiểu khu 313 bao gồm khoảnh 1,2,3,4,5,6,9, Tiểu khu 311 gồm khoảnh 3. Tiểu khu 329 gồm các khoảnh sau: khoảnh 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15. Trong đó xóm Côn Xáo quản lý 562,20 ha, hiện nay đang giao khoán cho 23 hộ dân xóm Côn Xáo quản lý bảo vệ. Xóm Thái Sơn có 60,5 ha là rừng đặc dụng, khoảnh 6 tiểu khu 306, giao cho 4 hộ dân xóm Thái Sơn quản lý bảo vệ, cho đến nay toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn đang được cán bộ và các hộ dân nhận khoán bảo vệ tốt, an ninh rừng được đảm bảo, không bị người dân xâm hại.
Khu BTTN Pù Huống được ghi nhận là một trong những khu bảo tồn có đa dạng sinh học cao ở Việt Nam, với nhiều hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Các loài động vật, thực vật hoang dã có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo đảm các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh; góp phần cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho sự phát triển bền vững, mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, y dược; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và là các nguồn dược liệu, thực phẩm …
Tại ngày hội truyền thông đã tuyên truyền tới nhân dân hai xóm Côn Xáo (Xã Châu Lý) ,Thái Sơn (xã Châu Thái) về môi trường và tài nguyên rừng. Phần tuyên truyền đã diễn ra sôi nổi thông qua các câu hỏi, các trò chơi về môi trường, tài nguyên rừng, cách trồng rừng và bảo vệ rừng, sự đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái sinh học và đặc biệt là nói không với rác thải nhựa, một trong những loại rác thải nhiều nhất, khó phân hủy nhất hiện nay.
Trong buổi tuyên truyền, các tuyên truyền viên đã nhấn mạnh: Việc bảo vệ động, thực vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung, Khu BTTN Pù Huống nói riêng là xuất phát từ nhu cầu sống của chính chúng ta, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, tôn vinh giá trị văn hoá và giá trị con người Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thay đổi hành vi bảo vệ thực vật, động vật hoang dã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bên cạnh vai trò của các phương tiện, hình thức tuyên truyền miệng, sinh hoạt cộng đồng, mạng xã hội…, thì trách nhiệm nêu gương của cán bộ quản lý BVR, ý thức của người dân có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần chú trọng hướng đến thay đổi cách ứng xử từ ứng xử chinh phục sang ứng xử cùng chung sống nhằm định hình giá trị biết chung sống, yêu quý và bảo vệ tự nhiên.
Buổi tuyên truyền đã mang lại những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật đa dạng sinh học, cách bảo vệ môi trường, trồng rừng và bảo vệ rừng … cho bà con trong vùng. Đây là buổi truyền thông có ý nghĩa to lớn mà Khu BTTN Pù Huống tổ chức tại các xóm, xã trên địa bàn, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc chung sống với tự nhiên và rừng.
Dưới đây là một số hình ảnh chụp lại tại ngày hội truyền thông
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tùng - Trạm QLBVR Châu Lý