Tập thể cán bộ phòng Khoa học – Kỹ thuật & Hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức phòng bao gồm 07 đồng chí: 01 Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó trưởng phòng và 05 cán bộ phụ trách các nhiệm vụ cụ thể của phòng. Trưởng phòng điều hành toàn bộ các hoạt động của Phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về hoạt động của Phòng; bố trí, phân công nhiệm vụ cán bộ viên chức phù hợp với chức danh,vị trí việc làm và nhiệm vụ được giao; Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chức năng nhiệm vụ chính của phòng là tham mưu cho Ban giám đốc Khu BTTN Pù Huống và tổ chức thực hiện các hoạt động trong công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệ và hợp tác quốc tế như:
Tham mưu công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi nắm bắt diễn biến tư tưởng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ thuộc biên chế của phòng; Tham mưu mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng và tạo sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đệm; Tham mưu xây dựng các báo cáo chuyên đề trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và hợp tác quốc tế.
Chủ trì tổ chức thực hiện công tác trồng và chăm sóc vườn thực vật ngoại vi Khu bảo tồn; chủ trì thực hiện chương trình giám sát đa dạng sinh học, chương trình điều tra đa dạng sinh học hàng năm của đơn vị khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì hạng mục nâng cấp, tu bổ nhà bảo tàng thành Bảo tàng thiên nhiên văn hóa mở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống; chủ trì quản lý và duy trì trang thông tin điện tử Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống; chủ trì triển khai chương trình giao khoán bảo vệ rừng thuộc Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập, sưu tầm, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn; tổ chức thực hiện công tác truyền thông môi trường, nghiên cứu khoa học theo các đề tài, dự án nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật về cứu hộ, phát triển sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động hợp tác quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của khu rừng đặc dụng hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học trong đề tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu và nguy cấp. Các dự án trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng phòng hộ, khai thác tỉa thưa rừng trồng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thực hiện; xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học;
Nghiên cứu các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân vùng đệm; nghiên cứu bảo tồn, lưu trữ nguồn gen các loài nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu, các loài có nguy cơ tuyệt chủng duy trì giống gốc, thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật theo quy định và cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định của Nhà nước đồng thời cung ứng nguồn giống sinh vật, dịch vụ thú y cho các tổ chức, cá nhân để gây nuôi phát triển bền vững theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường, vườn thực vật, cây xanh, cây cảnh, mô hình nông lâm khi được cơ quan có thẩm quyền giao; tự thiết kế hoặc thuê tư vấn thiết kế các dự án quản lý, bảo vệ rừng của Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống theo quy định hiện hành hoặc được Sở Nông nghiệp và PTNT giao; tham gia góp ý, phản biện, thẩm định các dự án phát triển kinh tế xã hội có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Khu BTTN Pù Huống hoặc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Hợp tác quốc tế về cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; hợp tác, giúp đỡ các tổ chức, các nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Khu BTTN Pù Huống theo quy chế tổ chức quản lý rừng đặc dụng hiện hành.
Ngoài ra phòng trực tiếp quản lý vườn ươm, vườn thực vật ngoại vi và nhà bảo tàng tại đơn vị. Thường xuyên phối hợp với phòng Tổ chức - hành chính, phòng Kế hoạch - tài chính, hạt kiểm lâm thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
Phòng Khoa học - Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế là tiền thân của Phòng khoa học và hợp tác quốc tế ngay từ khi thành lập BQL Khu BTTN Pù Huống. Trải qua 21 năm hình thành và phát triển cùng đơn vị với nhiều thay đổi về nhân sự và sự thích ứng về công tác phát triển lâm nghiệp trong tình hình mới, bằng trình độ, sự nhiệt huyết, tư duy đổi mới trong công việc Phòng Khoa học - Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và khẳng định được vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật của đơn vị.
Một số hình ảnh trong công tác thực hiện nhiệm vụ của phòng
Công tác điều tra và giám sát đa dạng sinh học tại Khu BTTN Pù Huống
Công tác trồng rừng tại Khu BTTN Pù Huống
Công tác chăm sóc cây giống tại vườn ươm Khu BTTN Pù Huống
Tham quan và hợp tác quốc tế tại vườn thực vật ngoại vi Khu BTTN Pù Huống
Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Sỹ - Phòng KHKT&HTQT