Hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng của Trạm QLBVR Nga My tại địa bàn huyện Tương Dương.

Thứ sáu - 17/11/2023 03:02
Trạm QLBVR Nga My trực thuộc Hạt Kiểm lâm Pù Huống, BQL Khu BTTN Pù Huống, có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và Thực hiện nhiệm vụ đồng bộ về Kiểm lâm địa bàn theo Quyết định Số:83/2007/QĐ-BNN Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã như tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý, Hạt Kiểm lâm Pù Huống, chính quyền địa phương trong công tác QLBVR, PCCCR, xây dựng vốn rừng, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực QLBVR, PCCCR, thực hiện các chương trình dự án quản lý rừng bền vững và sinh kế lâu dài cho người dân vùng đệm. Hiện tại trạm có 06 đồng chí, địa bàn được giao quản lý diện tích rừng vùng lõi của khu BTTN Pù Huống nằm trên 02 xã Nga My và Xiêng My huyện Tương Dương gồm 16 tiểu khu, 34 mốc và 03 bảng tuyên truyền với tống diện tích là 15.364,53 ha. Tài nguyên rừng tại địa bàn trạm được giao quản lý bảo vệ vẫn còn giàu trữ lượng, chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam nên có nguy cơ bị xâm hại là rất cao.
Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt của đơn vị mà đồng chí Bí thư, Giám đốc kiêm Hạt trưởng Võ Minh Sơn chủ trì thường xuyên quát triệt, chỉ đạo trong các cuộc họp và hội nghị. Ngay từ đầu năm, trên cơ sở nghị quyết cấp ủy, hội nghị cán bộ CNVC, kế hoạch nhiệm vụ Lãnh đạo BQL giao lãnh đạo hạt kiểm tra thực hiện và giám sát. Trạm QLBVR Nga My đã xây dựng quy chế của tram, đưa ra kế hoạch hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng hàng tháng, các phương án chống chặt phá, QLBVR, PCCCR thông qua các buổi họp trạm đầu năm, cuối tháng trình lãnh đạo hạt kiểm lâm Pù Huống phê duyệt để triển khai. 
Công tác tuần tra, kiểm tra rừng tận gốc là nhiệm vụ thường xuyên chính của trạm nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp các hành vi tác động đến tài nguyên rừng, do địa bàn 2 xã có rừng vùng lõi mà Khu bảo tồn đã giao cho trạm quản lý có địa hình chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe suối sâu, nhiều dãy núi đá hiểm và dốc, giao thông đi lại vào các Bản vùng đệm rất khó khăn, người dân lại sinh sống và bao quanh vùng lõi nên trạm đã bàn họp phân công,  giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách địa bàn như vạch ra lộ trình các khu vực tuyến tuần tra rừng, các khe có điểm nóng khai thác, săn bẫy,chú tâm nhất là đầu các ngọn khe nằm ở các khu vực rừng giáp ranh các huyện, đồng thời thông qua các nguồn tin cài cắm và thông tin trao đổi giữa các hộ nhận khoán BVR của cộng đồng các Bản nắm bắt theo dõi các đối tượng hay ra vào rừng có nhưng hành vi tác động tới rừng để có biện pháp làm việc và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo hạt, trạm cùng với các nhóm BVR của cộng đồng thôn bản thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra giám sát khu vực các khe, tiểu khu  được giao về nhiệm vụ QLBVR, PCCCR, định kỳ hàng tháng luân phiên tuần tra rừng tại gốc theo quy chế của trạm là mỗi cán bộ tuần tra rừng 3 đến 4 ngày, mỗi tháng 5 đến 6 lượt, kiểm tra hầu hết diện tích lâm phần được giao quản lý, khi tuần tra phát hiện những vụ việc ngoài khả năng phải báo cáo bằng thông tin điện thoại với lãnh đạo trạm để trạm trưởng báo cáo lãnh đạo hạt phụ trách có hướng xử lý. Ngoài  ra đầu tháng lãnh đạo trạm cùng với Kiểm lâm địa bàn lên làm việc với Chủ tịch 2 xã về công tác QLBVR, PCCCR có kế hoạch xây dựng phối hợp đi tuần tra, kiểm tra rừng cụ thể, thường xuyên thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác QLBV và phát triển rừng với Đảng ủy, chính quyền UBND xã, tổ kiểm lâm địa bàn huyện, trạm phòng hộ thực hiện công tác tổ chức tuần tra, kiểm tra truy quét  tại những vùng trọng điểm có các nguy cơ xây ra tình trạng lấn, chiếm đất rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản trái pháp luật.
 
Cán bộ trạm phối hơp với hộ nhận khoán tuần tra rừng

Công tác giao khoán BVR đến các hộ dân cộng đồng thôn bản đối với chính sách dịch vụ môi trường rừng và Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững được đơn vị triển khai tại 6 Bản là một trong những công tác mang lại hiệu quả quản lý bảo vệ rừng rất tốt; từ đầu năm Trạm nắm bắt thông tin từ lãnh đạo BQL, trao đổi thông tinvới các phòng ban đơn vị lên kế hoạch làm việc với chủ tịch xã và BQL Bản họp tổ, nhóm BVR của cộng đồng thôn bản để đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác tuần tra kiểm tra rừng tai gốc, đưa ra những giải pháp cụ thể cho thời gian tới như phối hợp với văn phòng Hạt Kiểm lâm Pù Huống đưa ra Quyết định thành lập danh sách các tổ, phân công nhiệm vụ, địa bàn các tuyến, khe, tiểu khu do Trưởng bản ký ban hành, giao cán bộ địa bàn giám sát các tổ nhóm BVR cộng đồng tuần tra BVR tại gốc, đi về có báo cáo kiểm tra, hiện trường cụ thể, theo dõi chấm công vào bảng đi tuần tra của tổ nhóm. Việc giao khoán không những tăng cường hiệu quả công tác QLBVR và phát triển rừng mà còn góp phần cùng địa phương tạo việc làm và thu nhập thêm cho nhân dân vùng đệm, giảm bớt nghèo đói, thay đổi nhận thức của người dân từ chỉ biết khai thác các nguồn tài nguyên rừng dần chuyển sang cùng với cán bộ trạm QLBVR Nga My bảo vệ rừng, nhờ đó việc người dân phát nương làm rẫy, khai thác khóang sản bằng máy móc trong vùng lõi chấm dứt, các điểm nóng về khai thác, vận chuyển, buôn bán không còn tồn tại độ che phủ và chất lượng của rừng hiện nay được nâng lên, tính đa dạng sinh học được giữ vững, tình hình an ninh rừng dần được đảm bảo, người dân hai xã vùng đệm được hưởng lợi từ rừng bằng sinh kế bền vừng mà rừng đem lại.
 
Cán bộ trạm phối hợp lãnh đạo hạt và hộ dân tuần tra kiểm tra rừng

Ngoài ra công tác tuyên truyền QLBVR, PCCCR, phổ cập luật lâm nghiệp đến với người dân ở vùng đệm cũng mang lại hiểu quả cao. Vào đầu năm công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ rừng được trạm thực hiện nghiêm túc, thường xuyên liên tục, đặc biệt vào các tháng 4,5,6,7 trạm bố trí cán bộ địa bàn xuống thôn bản phổ biến các chính sách của Đảng pháp luật của Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trong cộng đồng dân cư thôn bản, Hội nghị vùng đệm (có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo hạt, Phòng KH-TC, phòng KH&HTQT và đại diện UBND xã), nhờ đó nhận thức, ý thức trách nhiệm về QL,BVR, bảo tồn đa dạng sinh học của người dân trên địa bàn được nâng cao.
     Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trên địa bàn của trạm quản lý vẫn còn tồn tại những khó khăn và bất cập là trong những áp lực đối với công tác QLBVR của trạm  như  tuần tra rừng phát hiện 1 ít lâm sản ở những địa bàn giáp ranh sâu xa không đủ chi phí để thuê,  chính sách hỗ trợ 50 triệu cho người nghèo làm nhà của nhà nước(người dân vùng trong có phong tục làm nhà sàn, vật liệu xây dựng xây nhà chở vào đắt gấp 3 lần làm nhà sàn), làm đường điện, mở rộng thêm đường giao thông vào các Bản vùng đệm do sạt lở để người dân đi lại đều nằm trên đất vùng lõi trạm quản lý. Lán trại kiên cố, ruộng nước của người dân được dựng ở trong vùng lõi trước khi Khu Bảo tồn thành lập... Việc tham mưu cho lãnh đạo, xây dựng các kế hoạch và tuần tra QLBVR, PCCCR, phát triển rừng đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, đôi lúc công tác phối hợp với tổ chức, chính quyền địa phương còn chưa được nhịp nhàng. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa đồng bộ với pháp luật khác, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn, diện tích rừng, đất lâm nghiệp trạm quản lý rộng, lại trải dài và giáp ranh trên nhiều xã, huyện, rừng đan xen với nhiều khu dân cư, đường tiểu khu ra vào rừng rất thuận tiện; bên cạnh đó dân số phát triển dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, nhu cầu về nhà ở nên người dân địa phương thường xuyên tác động tới rừng với các hành vi như lấn rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản… Trong khi đó thì lực lượng Kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách mỏng. Nhưng bù lại lãnh đạo Đơn vị luôn quan tâm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc cho cán bộ trạm như  hàng năm cấp phát cho cán bộ trạm đầy đủ các dụng cụ tuần tra rừng như quần áo kiểm lâm, công cụ hỗ trợ, quần áo bảo hộ, ba lô, túi ngủ, võng, lều xếp để ngủ, tăng, bạt,áo mưa, giày, dép rọ, xà cạp,đèn pin…v.v. Và được tập huấn các lớp ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tuần tra rừng như sử dung Smart mobile mà đơn vị đang triển khai, kỹ năng tuyên truyền…v.v . Nhờ được trang bị đầy đủ như vậy nên cán bộ trạm luôn yên tâm công tác cố gắng vượt qua mọi khó khăn, mọi địa hình khe suối sâu, dãy núi đá hiểm, cao, dốc tuần tra, kiểm tra rừng tận gốc đến những khoảnh của tiểu khu sâu xa nhất.
Những năm qua mọi hoạt động quản lý BVR, tuần tra rừng của trạm đều có sự quan tâm, chị đạo của cấp ủy, Lãnh đạo BQL, hạt Kiểm lâm Pù Huống và sự phối hợp của các ban ngành, chính quyền địa phương  đã tăng thêm sức mạnh về pháp lý tạo đà cho ý thức, nhận thức của người dân vùng đệm trong công cuộc QLBVR được nâng cao. Nhằm phát huy tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm đối với mỗi cán bộ trạm để  quản lý, bảo vệ và hoạt động tuần tra kiểm tra rừng tận gốc có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới trên địa bàn huyện Tương Dương. Trạm QLBVR Nga My sẽ luôn cố gắng, nỗ lực phát huy hết sức mạnh tâp thể trạm thay đổi tư duy, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, thường xuyên học hỏi,  bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong công việc. Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà lãnh đạo BQL, hạt Kiểm lâm Pù Huống giao cho trạm như tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, triển khai các dự án lâm nghiệp, các chính sách của nhà nước, tham mưu, chủ động xây dựng lên kế hoạch tuần tra rừng tại gốc, quản lý bảo vệ tốt 15.364,53 ha trên địa bàn trạm quản lý. 
                                                                                                                       Tác giả bài viết: Bùi Hữu Sỹ - Trạm QLBVR Nga My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay12,612
  • Tháng hiện tại417,513
  • Tổng lượt truy cập4,043,676
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây