Dữ liệu về thực vật có mạch được người dân vùng đệm Khu BTTN Pù Huống sử dụng làm thực phẩm

Thứ năm - 09/05/2024 04:55
Vùng đệm Khu BTTN Pù Huống với 97.641,18 ha, là phân vùng sinh sống chủ yếu đồng bào dân tộc Thái với đời sống văn hóa bản làng gắn liền với sinh cảnh rừng. Trải qua hàng ngàn năm khai thác thiên nhiên đời sống dựa vào rừng, họ đã tạo nên các nét văn hóa đặc săc trong văn hóa ẩm thực và tích lũy khối lượng kiến thức bản địa về khai thác tài nguyên rừng, đặc biệt là các loài thực vật làm thực phẩm.
Kết quả nghiên cứu đa dạng các loài thực vật có mạch ăn được của người Thái ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An, được sắp xếp họ theo Brummitt (1992), gồm có tổng số 373 loài và dưới loài thuộc 206 chi và 86 họ của 3 ngành thực vật có mạch được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Phân bố về số lượng taxon các cây ăn được ở Khu BTTN Pù Huống
Ngành Họ Chi Loài
SL % SL % SL %
Polypodiophyta 7 8,14 7 3,40 9 2,41
Pinophyta 2 2,33 3 1,46 3 0,80
Magnoliophyta 77 89,53 196 95,15 361 96,78
Tổng cộng 86 100 206 100 373 100
                 
Mặc dù các loài cây ăn được xuất hiện trong 3 ngành nhưng số lượng loài chủ yếu tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 373 loài, chiếm 96,78%. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 9 loài, chiếm 2,41%; ngành Thông (Pinophyta) có 3 loài chiếm 0,80%. Như vậy, so với các công trình trước đó khi nghiên cứu về hệ thực vật nói chung thì cây ăn được cũng tuân theo quy luật là ngành Ngọc lan chiếm ưu thế so với các ngành còn lại.
Thống kê giữa hai lớp là lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì thấy các họ, chi và loài của lớp Ngọc lan cũng chiếm ưu thế, số liệu được thể hiện ở Bảng 2.
                      Bảng 2. Phân bố của các taxon trong hai lớp thuộc ngành Ngọc lan

Lớp
Họ Chi Loài
Số lượng Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 66 85,71 167 85,20 315 87,26
Lớp Hành (Liliopsida) 11 14,29 29 14,80 46 12,74
Tổng 77 100 196 100 361 100
Tỷ lệ (M/L) Ma./ Li. 6,0 5,7 6,8

Qua bảng trên cho thấy, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 66 họ, chiếm 85,76% tổng số họ; 167 chi chiếm 85,20% tổng số chi và 315 loài, chiếm 87,26% tổng số loài; lớp Hành (Liliopsida) chỉ với 11 họ, chiếm 14,29%; 29 chi chiếm 14,80% và 46 loài, chiếm 12,74%.
Xét về tỷ lệ thì số họ của lớp Ngọc lan so với lớp Hành là 6,0%, có nghĩa là cứ 6 họ của lớp Ngọc lan mới có 1 họ của lớp Hành; về số chi và số loài tương ứng là 5,7 và 6,8.
 Đa dạng về bậc họ:
 Có 12 họ đa dạng nhất của thực vật ăn được ở Khu BTTN Pù Huống được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Các họ đa dạng nhất của Hệ thực vật Pù Huống
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài Tỷ lệ (%) so với tổng số loài
  1.  
Fagaceae Dẻ 25 6,70
  1.  
Rutaceae Cam 23 6,17
  1.  
Moraceae Dâu tằm 23 6,17
  1.  
Asteraceae Cúc 22 5,90
  1.  
Fabaceae Đậu 20 5,36
  1.  
Phyllanthaceae Diệp hạ châu 18 4,83
  1.  
Lamiaceae Bạc hà 14 3,75
  1.  
Zingiberaceae Gừng 11 2,95
  1.  
Poaceae Lúa 9 2,41
  1.  
Primulaceae Anh thảo 9 2,41
  1.  
Myrtaceae Sim 9 2,41
  1.  
Curcubitaceae Bầu bí 9 2,41
12 họ đa dạng nhất (chiếm 12,95%) 192 51,47

Kết quả trong bảng trên cho thấy, với 12 họ đa dạng nhất chiếm 12,95% tổng số họ, nhưng có 192 loài chiếm 51,47% tổng số loài. Các họ cây ăn được đa dạng nhất ở Khu BTTN Pù Huống là họ Dẻ (Fagaceae) với 25 loài, Cam (Rutaceae) và Dâu tằm (Moraceae) cùng với 23 loài, Cúc (Asteraceae) với 22 loài, Đậu (Faceae) với 20 loài; các họ còn lại có từ 9 đến 18 loài chiếm từ 2,41% đến 4,38% tổng số loài.
Đa dạng về bậc chi:
Trong số 772 chi đã biết thì 10 chi đa dạng nhất chỉ chiếm 1,3% tổng số chi, nhưng có 173 loài, chiếm 9,58% tổng số loài của HTV Khu BTTN Pù Huống (Bảng 4).
Bảng 4. Các chi đa dạng nhất của cây ăn được ở Khu BTTN Pù Huống
TT Chi Họ Số loài Tỷ lệ (%) so với tổng số loài
1 Ficus Sim 15 4,02
2 Lithocarpus Dẻ 13 3,49
3 Antidesma Thầu dầu 10 2,68
4 Castanopsis Dẻ 10 2,68
5 Zanthoxylum Cam 7 1,88
6 Citrus  Cam 7 1,88
7 Syzygium Sim 6 1,61
8 Allium Hành 5 1,34
9 Prunus Hoa hồng 5 1,34
10 Artocarpus Dâu tằm 5 1,34
11 Clerodendrum Hoa môi 5 1,34
11 chi đa dạng nhất (chiếm 5,61%) 88 23,59

Kết quả trong Bảng 4 cho thấy, cây ăn được ở Khu BTTN Pù Huống đa dạng nhất là chi Đa (Ficus) với 15 loài chiếm 4,02% tổng số loài; tiếp đến là chi Dẻ (Lithocarpus) với 13 loài chiếm 3,49%; các chi Chòi mòi (Antidesma) và Dẻ (Castanopsis) cùng với 10 loài cùng chiếm 2,68%; các chi còn lại chiếm từ 5-7 loài.
Đa dạng về giá trị sử dụng:
Các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Huống được xếp vào 10 nhóm giá trị sử dụng khác nhau (bảng 5).
Bảng 5. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Huống
TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài* Tỷ lệ %
  1.  
Cây dùng làm thuốc THU 259 69,44
  1.  
Cây cho gỗ LGO 60 16,09
  1.  
Cây làm cảnh CAN 28 7,51
  1.  
Cây cho tinh dầu CTD 55 14,75
  1.  
Cây cho sợi, đan lát, dây SOI 5 1,34
  1.  
Cây thức ăn gia súc AGS 5 1,34
  1.  
Cây cho tanin TAN 16 4,29
  1.  
Cây cho dầu béo CDB 1 0,27
  1.  
Cây có độc DOC 2 0,54
  1.  
Cây gia vị GVI 16 4,29
*Một loài có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau
Bước đầu đã thống kê được 373 loài ăn được ngoài ra có giá trị sử dụng khác như làm thuốc, gia vị, cho gỗ,…. Trong đó, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây làm thuốc với 259 loài, chiếm 69,49% tổng số loài; tiếp đến là cây cho gỗ với 60 loài, chiếm 16,09%; cây cho tinh dầu với 55 loài, chiếm 14,75%; cây làm cảnh với 28 loài, chiếm 7,51%; cây cho tanin vơus 16 loài chiếm 4,29; các nhóm giá trị sử dụng còn lại có từ 1 loài đến 5 loài, chiếm 0,27% đến 1,34%.
  Đa dạng về dạng thân:

Căn cứ vào những dấu hiệu thích nghi của từng loài thực vật đó để làm cơ sở phân loại dạng sống, kết quả điều tra, phân loại và phân tích đa dạng về dạng thân của cây ăn được tại Khu BTTN Pù Huống, kết quả được ghi ở bảng 6.
Bảng 6. Đa dạng về dạng thân của cây ăn được ở khu vực nghiên cứu
Dạng sống Cây thân leo Cây thân thảo Cây thân gỗ nhỏ Cây gỗ lớn Cây thân bụi
Số lượng loài 51 119 118 56 29
Tỷ lệ % 18,68 43,59 43,22 20,51 10,62
  Qua bảng 6 cho thấy các loài cây thuốc có dạng thân rất đa dạng. Tập trung chủ yếu ở nhóm cây thân thảo, với 119 loài chiếm 43,59% so với tổng số loài cây ăn được được điều tra thu thập được. Những cây này thường sống dưới tán rừng, ven rừng, trảng cỏ, nương rẩy, ven đường, ven suối. Các họ cây có nhiều thân thảo như Asteraceae, Poaceae, Begoniaceae, Lamiaceae; tiếp theo là nhóm cây gỗ nhỏ với 118 loài chiếm 43,22% tổng số loài; sau đó là các loài cây gỗ lớn với 56 loài chiếm tỷ lệ 20,51%; cây thân leo với 51 loài chiếm 18,68% và thấp nhất là cây bụi với 29 loài chiếm 10,62%.
  Đa dạng về bộ phận thu hái:
Kết quả điều tra về các bộ phận của cây rừng mà người dân tộc Thái ở Khu BTTN Pù Huống thu hái để ăn được trình bày trong bảng 7. Trong khi tổng số loài cây rừng ăn được đã thống kê trong ở Khu BTTN Pù Huống là 373, nhưng ở bảng 4.8 có đến 427 lượt loài, chứng tỏ có nhiều loài có nhiều bộ phận có thể cho thu hái các sản phẩm ăn được.
Bảng 7. Đa dạng các bộ phận thu hái của các loài cây ăn được ở Pù Huống
TT Bộ phận thu hái Số lượt loài* Tỷ lệ %
1 Quả 159 42,63
2 130 34,58
3 Ngọn 48 12,87
4 Củ (rễ) 14 3,75
5 Thân 27 7,24
6 Hoa 6 1,61
7 Cả cây 11 2,95
8 Hạt 32 8,58
* Một loài có thể cho nhiều bộ phận sử dụng khác nhau
  Đa dạng về giá trị bảo tồn:
  Kết quả điều tra, đã thống kê được 8 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau; trong đó, có 5 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 2 loài trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP và 01 loài trong IUCN (2022).
Bảng 8. Phân bố của các loài thực vật theo các mức độ bị đe dọa ở Pù Huống
Mức độ bị đe dọa CR EN VU LR IA IIA
Sách đỏ VN (2007)     5   1 1
Nghị định 84 (2021)            
IUCN (2022)       1    
Tổng cộng            
  Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) cây ăn được ở Khu BTTN Pù Huống có 5 loài sẽ nguy cấp (VU) gồm: Thoa (Acnema acuminatissima (Blume) Merr. & Perry), Quế đất (Limnophylla rugosa (Roth) Merr.), Rau sắng (Melientha suavis Pierre), Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox (Roxb.) Spach), Dẻ lỗ (Lithocarpus fenestratus (Roxb.) Rehd.). Đã xác định có 2 loài cấm khai thác và buôn bán trên thị trường, trong đó có 1 loài ở phụ lục IA và 1 loài ở phụ lục IIA của Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Đây là những loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh và cho gỗ nên đã và đang bị khai thác nhiều trong tự nhiên. Theo IUCN (2022) ở Khu BTTN Pù Huống có 01 loài còn thiếu dẫn liệu (LR) là Gắm núi (Gnetum montanum Markgr.).
Các loài thực vật có mạch được người dân vùng đệm Khu BTTN Pù Huống sử dụng làm thực phẩm
Các loài ăn được có thể là cho lương thực thực phẩm, hay làm rau ăn hay làm gia vị. Các bộ phận ăn được có thể là cả cây hay từng bộ phận như rễ, củ, lá, hoa, quả, hạt.
- Cây làm lương thực, thực phẩm: là các loài chủ yếu được người dân khai thác củ, quả, hạt để sử dụng làm thực phẩm trong đời sống hàng ngày như: Lúa (Oryza sativa L.), Ngô (Zea mays L.), Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook. f.), Củ nái (Dioscorea alata L.), Từ tròn (Dioscorea nummularia Lam), Củ mài (Dioscorea persimilis Prain & Burk.),…
- Cây làm rau ăn: Cuộc sống của người dân vùng đệm phụ thuộc vào khai thác các loài lâm sản trong rừng, do vậy họ ít trồng mà khai thác trong tự nhiên là chủ yếu. Bộ phận thừng được sử dụng làm rau ăn là lá, ngọn hay hoa. Các loài được dùng phổ biến làm rau ăn: Rau dớn (Diplazium esculentum (Retz.) Sw.), Rau dớn hoa to (Diplazium dilatatum Blume), Rau dền cơm (Amaranthus lividus L.), Dền gai (Amaranthus spinosus L.), Thu hải đường không cánh (Begonia aptera Blume), Dây hương (Erythropalum scandens)…
- Cây cho hạt, quả ăn được như: Trám hồng (Canarium bengalense Roxb.), Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakoyl.), Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeush)…
- Các loài được sử dụng làm gia vị: Bộ phận chủ yếu sử dụng là quả, hạt, thân rễ hay vỏ để chế biến trong thức ăn, điển hình là các loài như: Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.), Riềng thuốc (Alpinia officinarum Hance), Sa nhân (Wurfbainia villosa (Lour.) Škorničk. & A.D.Poulsen), Nghệ vàng (Curcuma longa L.), Nghệ đen (Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc.), Gừng (Zingiber officinale Rosc.), Ớt (Capsicum frutescens var. fasciculatum (Sturt) Bail.), Rau răm (Polygonum odaratum Lour.), Mắc khén (Zanthoxylum spp.)…

 
Một số hình ảnh các loài thực vật có mạch ăn được tại Khu BTTN Pù Huống.


Gừng olow (Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman)
 
Rau tai voi (Pentaphragma sinense Hemsl. & E.H.Wilson)
 
Cao hùng mũi (Elatostema acuminatum (Poir.) Brongn.)


Nắm cơm (Kadsura coccinea (Lem.) A.C.Smith.)


Rau lúi (Erechtites valerianifolia (Wolf.) DC.)


Giấp cá (Houttuynia cordata Thunb.)


Ngải cứu rừng (Artemisia roxburghiana Bess)


Quế đất (Limnophila rugosa (Roth) Merr)


Lá lốt (Piper lolot L.)


Sổ bà (Dillenia indica L.)


Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)


Tía tô (Perilla ocymoides (L.) Britton)


Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides (Benth.) S.Moore)


Thu hải đường halde (Begonia handelii Irmsch.)


Đáng chân chim (Heptapleurum heptaphyllum (L.) Y.F.Deng)


Rè leo (Embelia scandens (Lour.) Mez)


Đơn ấn độ (Maesa indica Wall. ex DC.)


Đơn trâu (Maesa balansae Mez)

Tổng hợp: Trần Đức Long – Phòng KHKT - HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay8,945
  • Tháng hiện tại413,846
  • Tổng lượt truy cập4,040,009
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây