Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng quần thể các loài thú họ cầy (Viverridae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Thứ tư - 18/12/2024 03:33
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Huống được thành lập nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trưng cho vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Không chỉ có giá trị đa dạng sinh học, Pù Huống còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung yếu cho lưu vực sông Cả và sông Hiếu. KBTTN Pù Huống cũng là một trong ba khu rừng đặc dụng nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận ngày 20/09/2007.
Các đợt điều tra, nghiên cứu tại KBTTN Pù Huống có liên quan đến các loài thú họ Cầy mới dừng lại ở việc thống kê thành phần loài. Thống kê kết quả của các nghiên cứu trước đó (Chi cục kiểm lâm Nghệ An, 2002; Danida, 2003; Lê Vũ Khôi và cộng sự, 2008; Ban quản lý KBTTN Pù Huống, 2015) cho thấy: tại KBTTN Pù Huống đã từng có sự hiện hiện của 08 loài thú họ Cầy, gồm: Cầy mực (Arctictis binturong), Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphrodis), Cầy gấm (Prionodon pardicolor), Cầy hương (Viverricula indica), Cầy giông (Viverra zibetha) và Cầy giông sọc (Viverra megaspila). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào hướng đến đánh giá chi tiết về hiện trạng quần thể 08 loài Cầy này tại KBTTN Pù Huống.
Bởi vậy, ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể và xây dựng chương trình giám sát đối với các loài thú họ Cầy (Viveridae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống” với sự tư vấn chuyên môn của Công ty TNHH Thương mại và  Dịch vụ khoa học công nghệ Hải An. Yêu cầu đối với các quần thể thú họ Cầy tại KBTTN Pù Huống tiến hành điều tra để xác định tình trạng quần thể, khu vực phân bố tiềm năng của loài và các mối đe dọa đến chúng; đặc biệt là thiết kế một chương trình điều tra giám sát để theo dõi động thái quần thể và sinh cảnh sống của các loài Cầy. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để bảo tồn nguồn gen thú họ Cầy tại KBTTN Pù Huống.
Tại 06 khu vực thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huông, trên địa bàn các xã: Nga My, Xiềng My (huyện Tương Dương); Bình Chuẩn (huyện Con Cuông); Quang Phong (huyện Quyết phong), Châu Hoàn, Diễn Lãm (huyện Quỳ Châu); Châu Cường, Nam Sơn (huyện Quỳ Hợp). Kết quả điều tra như sau:
- Số liệu ước tính trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có khoảng 897 cá thể Cầy vòi mốc, 448 cá thể Cầy giông, 408 cá thể Cầy vòi đốm, 122 cá thể Cầy vằn bắc, 82 cá thể Cầy giông sọc, 41 cá thể Cầy hương.
- Kết quả khảo sát thực địa đã 33 lần ghi nhận được trực tiếp các loài thú họ Cầy (gồm: 20 lần điều tra viên được người dẫn đường chỉ điểm soi đêm quan sát thấy, 07 lần ghi nhận qua dấu vết (dấu chân, dấu phân) và 6 lần bẫy ảnh có khuôn hình các loài Cầy khác nhau). Ngoài ra, qua phỏng vấn 68 người dân và phân tích 02 mẫu vật thú họ Cầy (gồm: 01 mẫu đuôi Cầy gấm và 01 mẫu Cầy vòi đốm còn sống). Cho thấy: Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphrodis), Cầy gấm (Prionodon pardicolor), Cầy hương (Viverricula indica), Cầy giông (Viverra zibetha) và Cầy giông sọc (Viverra megaspila) là các loài thú họ Cầy chắc chắn có trong KBTTN Pù Huống. Đặc biệt, qua mô tả của người dân đi rừng trong 02 năm gần đây vẫn bắt gặp loài Cầy mực (Arctictis binturong) nên khả năng trong khu còn có loài Cầy mực phân bố.
Thông tin chi tiết về hiện trạng phân bố của các loài thú họ Cầy tại 06 khu vực xã trong KBTTN Pù Huống được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1. Hiện trạng phân bố của thú họ Cầy trong KBTTN Pù Huống
Khu vực xã Tên loài Khảo sát thực địa
(số lần ghi nhận)
Mẫu vật
(số mẫu vật)
Phỏng vấn
(số lượt người)
Kết luận về hiện trạng
Quan sát Dấu vết Bẫy ảnh Trước 2023 Từ2023 đến nay Trước 2022 Từ 2022 đến nay
Nga My Cầy mực           12 1 (+)
Cầy vằn bắc 1         13 5 (++)
Cầy vòi mốc 2         5 14 (++)
Cầy vòi đốm 2         4 16 (++)
Cầy gấm     1     3 12 (++)
Cầy hương   1*       9 10 (++)
Cầy giông 1 2^ 1     8 13 (++)
Cầy giông sọc           5 4 (+)
Xiềng My Cầy mực           4 0 (0)
Cầy vằn bắc 1         7 3 (++)
Cầy vòi mốc           3 6 (+)
Cầy vòi đốm 1         4 6 (+)
Cầy gấm           4 6 (+)
Cầy hương           5 5 (+)
Cầy giông 1   1     2 7 (++)
Cầy giông sọc           8 2 (+)
Bình Chuẩn Cầy mực           6 0 (+)
Cầy vằn bắc           4 2 (+)
Cầy vòi mốc 2   1     4 3 (++)
Cầy vòi đốm           2 6 (+)
Cầy gấm           5 2 (+)
Cầy hương           7 1 (+)
Cầy giông 1   1     3 5 (++)
Cầy giông sọc           2 0 (0)



Quang Phong
Cầy mực           5 0 (0)
Cầy vằn bắc 1         3 3 (++)
Cầy vòi mốc   1*       1 5 (++)
Cầy vòi đốm 1 1*       1 6 (++)
Cầy gấm           3 4 (+)
Cầy hương           4 2 (+)
Cầy giông 1         2 4 (++)
Cầy giông sọc 1         6 1 (++)
Châu Hoàn
+ Diễn Lãm
Cầy mực           10 1 (+)
Cầy vằn bắc           6 0 (0)
Cầy vòi mốc 2 1* 1     5 8 (++)
Cầy vòi đốm 1 1*     1 4 7 (++)
Cầy gấm       1   2 5 (+)
Cầy hương           6 2 (+)
Cầy giông     1     5 6 (++)
Cầy giông sọc           6 1 (+)
Châu Cường
+ Nam Sơn
Cầy mực           5 0 (0)
Cầy vằn bắc           6 0 (0)
Cầy vòi mốc   1*       4 3 (++)
Cầy vòi đốm   1*       3 4 (++)
Cầy gấm           2 5 (+)
Cầy hương           6 1 (+)
Cầy giông   1^       4 3 (+)
Cầy giông sọc 1         3 4 (++)
Ghi chú: (1). Tình trạng dấu vết/mẫu vật: * Dấu vết mới/Mẫu Cầy còn sống; ^ Dấu vết cũ/Mẫu bộ phận thú họ Cầy đã sấy khô; (2). Mẫu vật: “Trước 2023”- Mẫu vật loài Cầy người dân thu được trước năm 2023; “Từ 2023 đến nay”- Mẫu vật loài Cầy người dân thu được từ năm 2023 đến nay; (3). Phỏng vấn: “Trước 2022”- Người dân được phỏng vấn đã từng gặp loài Cầy trước năm 2022; “Từ 2022 đến nay”- Người dân được phỏng vấn đã từng gặp loài Cầy từ năm 2022 đến nay; (4). Hiện trạng phân bố: (++): Chắc chắn có phân bố; (+): Khả năng phân bố; (0): Không phân bố
Từ bảng 3.1 cho thấy: Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphrodis), Cầy gấm (Prionodon pardicolor), Cầy hương (Viverricula indica), Cầy giông (Viverra zibetha) và Cầy giông sọc (Viverra megaspila) là các loài thú họ Cầy chắc chắn có trong KBTTN Pù Huống. Các cuộc phỏng vấn cho thấy: người dân đi rừng trong 02 năm gần đây vẫn bắt gặp loài Cầy mực (Arctictis binturong), nên khả năng KBTTN Pù Huống có loài Cầy mực phân bố.
Thông tin về mật độ tương đối của các loài Cầy bắt gặp ngoài rừng ở 06 khu vực xã khảo sát và trên toàn bộ khu bảo tồn được tổng hợp ở bảng sau
Bảng 2. Mật độ tương đối của các loài thú họ Cầy tại KBTTN Pù Huống
 
Khu vực/xã Tên loài Cầy Số lần (n)/
Số cá thể dính bẫy (m)
Tần suất bắt gặp
(số lần/km)
Hiệu suất tìm kiếm
(số lần/giờ)
L (km) F Tt/Tb (giờ) HT/HB
Nga My Cầy vằn bắc 1 26,843 0,037 44,11 0,023
Cầy vòi mốc 2 0,075 0,045
Cầy vòi đốm 2 0,075 0,045
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 1 0,037 0,023
Cầy giông 3 0,112 0,068
Cầy giông sọc 0 0 0
Cầy gấm 1     10.891,42 0,09*10-3
Cầy giông 1     0,09*10-3
Xiềng My Cầy vằn bắc 1 14,54 0,069 19,52 0,051
Cầy vòi mốc 0 0 0
Cầy vòi đốm 1 0,069 0,051
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 0 0 0
Cầy giông 1 0,069 0,051
Cầy giông sọc 0 0 0
Cầy giông 1     4864,27 0,21*10-3
Bình Chuẩn Cầy vằn bắc 0 10,437 0 20,90 0
Cầy vòi mốc 2 0,192 0,096
Cầy vòi đốm 0 0 0
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 0 0 0
Cầy giông 1 0,096 0,048
Cầy giông sọc 0 0 0
Cầy vòi mốc 1     4316,03 0,23*10-3
Cầy giông 1     0,23*10-3
Quang Phong Cầy vằn bắc 1 10,969 0,091 19,25 0,052
Cầy vòi mốc 1 0,091 0,052
Cầy vòi đốm 2 0,182 0,104
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 0 0 0
Cầy giông 1 0,091 0,052
Cầy giông sọc 1 0,091 0,052
Châu Hoàn
+ Diễn Lãm
Cầy vằn bắc 0 19,887 0 24,13 0
Cầy vòi mốc 3 0,151 0,124
Cầy vòi đốm 2 0,101 0,083
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 0 0 0
Cầy giông 0 0 0
Cầy giông sọc 0 0 0
Cầy vòi mốc 1     3817,73 0,26*10-3
Cầy giông 1     0,26*10-3
Châu Cường
+ Nam Sơn
Cầy vằn bắc 0 15,856 0 21,58 0
Cầy vòi mốc 1 0,063 0,046
Cầy vòi đốm 1 0,063 0,046
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 0 0 0
Cầy giông 1 0,063 0,046
Cầy giông sọc 1 0,063 0,046
Toàn bộ KBT Cầy vằn bắc 3 98,532 0,030 149,49 0,020
Cầy vòi mốc 9 0,091 0,060
Cầy vòi đốm 8 0,081 0,054
Cầy gấm 0 0 0
Cầy hương 1 0,010 0,007
Cầy giông 7 0,071 0,047
Cầy giông sọc 2 0,020 0,013
Cầy gấm 1     23889,45 0,042*10-3
Cầy vòi mốc 2     0,084*10-3
Cầy giông 4     0,167*10-3
Chú thích: L tổng chiều dài tuyến điều tra trong khu vực; F tần suất bắt gặp loài; Tt tổng số giờ tìm kiếm loài trên tuyến; Tb là tổng số giờ cài bẫy ảnh; HT hiệu suất tìm kiếm loài trên tuyến; HB là hiệu suất ghi nhận loài qua bẫy ảnh.

Đặc điểm sinh cảnh sống ưa thích của thú họ Cầy
Các loài thú họ Cầy ưa thích hoạt động ở rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới có độ tàn che khác nhau (ngoại trừ 25-50%) và độ che phủ thấp (dưới 50%), mật độ cây gỗ ở mức trung bình (700-1400 cây/ha) và mật độ cây bụi cũng ở mức trung bình (1.500-3.000 cây/ha ). Thú họ Cầy ưa thích hoạt động ở đai cao 650-900m, nơi dốc thoải (dưới 200), xa nguồn nước (trên 300m) và hướng phơi chính Tây; đồng thời chúng cũng ưa thích các khu vực sườn quả núi, xa đường mòn khai thác (trên 1000m) và xa khu dân cư (trên 1500m).
Bản đồ đánh giá mức độ thích hợp của sinh cảnh rừng Pù Huống đối với các loài Cầy vòi được chia thành 4 cấp: thấp (HQI < 0,187, chiếm 0,83% tổng diện tích KBT); trung bình (HQI = 0,187- 0,263, chiếm 12,80%), cao (HQI = 0,263–0,339, chiếm 38,75%), rất cao (HQI > = 0,339, chiếm 47,62%); đối với các loài Cầy giông cũng được chia thành 4 cấp: thấp (HQI < 0,195, chiếm 0,10% tổng diện tích KBT); trung bình (HQI = 0,195- 0,266, chiếm 11,54%), cao (HQI =0,266–0,338, chiếm 47,53%), rất cao (HQI > = 0,338, chiếm 40,83%).
Mối đe dọa đến các loài Cầy
Hoạt động săn bắt thú trái phép mối đe dọa lớn nhất làm suy giảm kích cỡ quần thể; đồng thời các hoạt động khai thác gỗ trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức, khai thác khoáng sản trái phép và thả giông gia súc trong rừng cũng các hoạt động gây nhiễu loạn sinh cảnh sống của loài cấy; các hoạt động phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, sử dụng lửa gây ra cháy rừng và lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy là các hoạt động gây chia cắt và hủy hoại sinh cảnh sống.
Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài thú họ Cầy
- Xây dựng chương trình điều tra giám sát nhằm phát hiện và dự báo xu thế biến đổi theo thời gian của các quần thể thú họ Cầy và sinh cảnh sống của chúng dưới tác động của con người và các tác nhân khác. Chương trình bao gồm một khung giám sát và tổ hợp các phương pháp xây dựng và quản lý bộ cơ sở dữ liệu giám sát trên máy tính thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Xây dựng chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của các loài thú nói chung, thú họ Cầy nói riêng, phát động phong trào “nói không với động vật hoang dã”.
- Triển khai các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã thông qua các chương trình, dự án, chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh hoạt động điều tra nghiên cứu


Hình 4.1. Phỏng vấn người dẫn đường về thành phần các loài Cầy


Hình 4.2. Phỏng vấn thợ săn về hiện trạng một số loài Cầy họ đã từng gặp


Hình 4.3.Một đội điều tra tập hợp chuẩn bị di chuyển vào vùng rừng điều tra


Hình 4.4. Lán nghỉ của đội điều tra


Hình 4.5. Đi bộ dọc tuyến, tìm kiếm Cầy và dấu vết của chúng ở hai bên tuyến


Hình 4.6. Đi vào các tuyến phụ có điểm trước đây thợ săn đã từng gặp Cầy


Hình 4.7. Lắp và cài đặt các thông số cho bẫy ảnh tại điểm đã từng gặp Cầy


Hình 4.8. TEST thử, giơ biển thông tin cài đặt để bẫy ảnh chụp

Hình 4.9. Máy bẫy ảnh chụp biển thông tin cài đặt


Hình 4.10. Máy bẫy ảnh chụp biển thông tin thu hồi


Hình 4.11. Xác định vết cào của nhóm Cầy ăn quả trên thân cây


Hình 4.12. Soi đèn buổi tối để tìm kiếm Cầy kiếm ăn ban đêm


Hình 4.13. Kéo dây nilong lập ô mẫu tại nơi ghi nhận Cầy và dấu vết của chúng


Hình 4.14. Ghi chép cẩn thận dữ liệu sinh cảnh tại nơi ghi nhận Cầy


Hình 4.15. Xác định vị trí ô đối chứng


Hình 4.16. Lập ô mẫu đối chứng và ghi chép dữ liệu sinh cảnh trong ô
 
                                                                                     Người tổng hợp: Võ Minh Sơn - Giám đốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay7,670
  • Tháng hiện tại15,299
  • Tổng lượt truy cập5,726,409
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây