Các hoạt động thường xuyên của Khu BTTN Pù Huống là Tuần tra Bảo vệ rừng, điều tra đa dạng sinh học, giám sát đa dạng sinh học, tuyên truyền và tập huấn về quản lý bảo vệ, sử dụng rừng bền vững. Tính đa dạng sing học hiện nay được xác định: Động vật có 568 loài, 117 họ thuộc 29 bộ trong đó có 69 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, 51 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020, 46 loài nằm trong Nghị định số 06 /2009/NĐCP và 36 loài nằm trong công ước CITES; Thực vật có 1.806 loài, 772 chi 194 họ, 06 ngành thực vật, có 103 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có 76 loài trong sách đỏ VN, 39 loài trong Nghị định định số 06 /2009/NĐCP và 15 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020
Diện tích rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Huống tại huyện Tương Dương giao cho trạm QLBVR Nga My quản lý là 15.414,23 ha. Trong đó diện tích ở xã Nga My là 11.285,05 ha, có 04 Bản vùng đệm là Bản Canh, Xốp Kho, Na Kho, Na Ngân nằm sát và trong rừng đặc dụng. Giao thông đi lại khó khăn, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và dựa vào rừng. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, 100% là đồng bào Thái, nhận thức pháp luật còn hạn chế, với thói quen săn bắn, nên người dân vẫn thường sử dụng các loại vũ khí tự chế mang theo bên mình mỗi khi lên nương, rẫy, vào rừng.
Thời gian qua, Đơn vị và chính quyền, các ban ngành trên địa bàn đã triển khai các kế hoạch, giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc tham gia tuyên truyền, phòng ngừa, nghiêm cấm, trấn áp các loại tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, buôn bán vận chuyển lâm sản, săn bắn, bẫy động vật rừng quý hiếm…v.v. Điển hình như cuối năm 2023 vừa qua. Đơn vị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ cho Kiểm lâm địa bàn, Chủ tịch các xã vùng đệm; giáo dục và truyền thông môi trường cho cán bộ kiểm lâm Pù Huống. Phối hợp với Trung tâm truyền thông môi trường tổ chức truyền thông về bảo tồn động vật hoang tại Khu BTTN Pù Huống trên địa bàn 06 bản vùng đệm của 2 xã Xiềng My, Nga My. Tham dự Truyền thông về quản lý, bảo tồn động vật hoang dã do Khu dữ trữ sinh quyển miền tây Nghệ an tổ chức tại xã Nga My.
Sáng ngày 10 tháng 01 năm 2024, Được sự đồng ý của Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Nga My. Trạm QLBVR Nga My phối hợp với Công an xã, MTTQ xã, Tư pháp xã, Đoàn xã, BQL Bản Na Ngân tổ chức thành công Hội nghị tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí, VLN, CCHT, PCCC tại Bản Na Ngân thuộc vùng đệm BQL Khu BTTN Pù Huống. Hội nghị đã tuyên truyền và giải thích thêm cho người dân hiểu đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, qua lắng nghe các nội dung Hội nghị tuyên truyền người dân đã hiểu và ý thức được những hành vi tàng trử, sử dụng vũ khí để săn bắn là vi phạm pháp luật, nhiều người dân đã tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ cho lực lượng chức năng và điện cho người thân trong Bản có súng tự chế còn cất giấu trong rẫy mang đến giao nộp. Kết quả đã vận động thu hồi của người dân được 48 loại súng tự chế, súng cồn và nòng súng, Trước đó ở Bản Na Kho trạm cũng đã phối hợp với Công an xã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí được 24 loại súng tự chế, Thông qua nguồn lực xã hội hoá, mỗi hộ dân đưa vũ khí tự chế đi nộp được hỗ trợ 5kg gạo. Công an xã đã lập biên bản danh sách ký kết các hộ giao nộp đưa vũ khí thu được trên về trụ sở Công an xã Nga My báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý và tiêu hủy.
Để đạt được những thành quả trên là nhờ sự vào cuộc của các cấp ban ngành, sự chỉ đạo sát sao, mở các lớp tập huấn năng cao kỹ năng tuyên truyền, năng lực tiếp cận cộng đồng. Chính quyền địa phương, các ban ngành luôn đồng hành trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, tuyên truyền và triển khai các dự án Lâm nghiệp mà BQL Khu BTTN Pù Huống triển khai. Từ đó tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng bền vững. Hội nghị này mong muốn người dân trên địa bàn tích cực tuyên truyền vận động người thân không vào rừng đặc dụng săn bắn, giao nộp vũ khí tự chế, VLN, CCHT. Tích cực tham gia PCCCR, bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng, nhận biết giá trị của rừng đem lại lợi ích và đời sống cho người dân.
Một số hình ảnh về Truyền thông, hội nghị tuyên truyền
Tác giả bài viết: Bùi Hữu Sỹ - Trạm QLBVR Nga My