Giám sát các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Thứ ba - 02/01/2024 03:38
Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định, là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên.Việc xác định cụ thể sự biến đổi các loài và môi trường sống của các sinh vật cũng như nguyên nhân ảnh hưởng thực sự rất cần thiết trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Bởi vậy công tác giám sát đa dạng sinh học là nhiệm vụ rất quan trọng đối với BQL Khu BTTN Pù Huống.
Thực hiện Kế hoạch số 111/KH-PH ngày 06/4/2023 của giám đốc Ban quản lý khu BTTN Pù Huống. Từ ngày 10/4/2023 đến ngày 31/11/2023 phòng Khoa học – Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với Hạt kiểm lâm Pù Huống và các trạm địa bàn tiến hành thực hiện giám sát thực địa 06 loài thực vật quý hiếm gồm: Thiên niên kiện lá lớn (
Homalomena gigantea Engl), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour), Giổi lông (Michelia balansae (DC.) Dandy), Lông culi (Cibotium barometz (L.) J. J. Sm.), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) trên địa bàn 08 xã có diện tích rừng đặc dụng là Nam Sơn, Châu Cường – Huyện Quỳ Hợp; Nga My, Xiêng My - Huyện Tương Dương; Bình Chuẩn - huyện Con Cuông; Châu Hoàn, Diên Lãm - huyện Quỳ Châu; Quang Phong - huyện Quế Phong. 
Để hoàn thành các hạng mục của nội dung giám sát phòng đã lên kế hoạch, thành lập các đoàn theo từng địa bàn với các tuyến cố định từ 5-6 km đảm bảo đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, độ cao tương ứng với các loài giám sát. Mỗi tuyến đi sẽ lập ít nhất 01 ô định vị (2000 m2) ngẫu nhiên có thảm thực vật điển hình đại diện cho sinh cảnh giám sát, có chứa nhiều loài thực vật đang giám sát để xác định loài cây giám sát, cây tái sinh giám sát, thực vật tầng cao, cây bụi thảm tươi, thực vật ngoại tầng và các tác động tới các loài giám sát; từ đó đánh giá được tình trạng phân bố của các loài thực vật quý hiếm đồng thời nắm bắt được hiện trạng, cấu trúc hệ thống thành phần các loài đó nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa thực vật nghiên cứu với các loài thực vật lân cận và đánh giá giá trị tài nguyên của các loài thực vật trên để thực hiện các phương pháp bảo tồn, phát triển bền vững hiệu quả cao theo các giai đoạn quản lý.
Kết quả điều tra giám sát trên trên địa bàn 8 xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tổng số 19 tuyến giám sát với hơn 95 km. Quá trình giám sát đã thu thập được bộ dữ liệu của 5 trên 6 loài giám sát bao gồm toạ độ điểm bắt gặp, độ cao và chiều cao cũng như các thông tin khác của các loài thực vật giám sát. Thống kê số loài giám sát bắt gặp trên tuyến và độ cao phân bố được thể hiện tại bảng sau.
 Các loài thực vật quý hiếm được giám sát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
TT Tên loài Tên loài khoa học Mức nguy cấp Độ cao phân bố Số tuyến bắt gặp /số cá thể
1 Thiên niên kiện lá lớn Homalomena gigantea Engl VU(SĐVN2007) 368-673 m 15 /155
2 Kim tuyến tơ Anoectochilus setaceus Blume EN(SĐVN2007)
IIA(NĐ06/2019)
678-925 m 13/54
3 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour IIA(NĐ06/2019) 453-764 m 11/52
4 Lông Culi Cibotium barometz (L.) J. J. Sm. IIA(NĐ06/2019) 275- 660 m 17/129
5 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz EN(SĐVN2007)
IIA(NĐ06/2019)
  0/0
6 Giổi lông Michelia balansae (DC.) Dandy VU(SĐVN2007) 376-912 m 17/49

Kết quả giám sát, lập ô tiêu chuẩn cho thấy các loài thực vật được giám sát tại khu vực nghiên cứu có phân bố khá rộng. Hầu hết trên các tuyến điều tra, giám sát đều bắt gặp các loài nằm trong mục đích giám sát. Các loài như Thiên niên kiện lá lớn và Lông culi được phát hiện có nhiều điểm tập trung với số lượng hàng chục cá thể. Đối với loài Giáng hương không bắt gặp trên các tuyến giám sát. Qua công tác điều tra, giám sát cho thấy có nhiều loài giám sát bị tác động của con người từ nhiều năm trước đây đang có dấu hiệu phục hồi rất tốt. Đặc biệt qua các đợt tuần tra, giám sát cho thấy với địa hình nhiều núi cao và giông suối dày đặc đã tạo nên rừng đặc dụng Pù Huống nhiều hệ sinh thái khác nhau đa dạng và phong phú về loài. Trong đó có  nhiều loài thực vật nguy cấp, quý hiếm (nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ và sách đỏ IUCN) như: Pơ mu, Sa mu, Kim giao, Trai, Gù hương… và nơi đây đang còn sót lại nhiều diện tích rừng nguyên sinh chứa đựng hệ sinh thái đặc thù cho dải Bắc Trường Sơn và là mắt xích quan trọng kết nối với VQG Pù Mát và Khu BTTN Pù Hoạt tạo thành vành đai xanh Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu DTSQ Thế giới.
Với những kết quả đã ghi nhận phòng Khoa học – kỹ thuật và Hợp tác quốc tế đã hoàn thành việc điều tra, giám sát thu thập số liệu, dữ liệu nghiên cứu và ghi chép đầy đủ các thông tin yêu cầu đúng theo Kế hoạch đã đề ra. Đây là cơ sở cho việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học về loài, từ đó có đề xuất các giải pháp kỹ thuật cụ thể nhằm phục hồi và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Khu BTTN Pù Huống trong thời gian tiếp theo./.
 
Một số hình ảnh giám sát đa dạng sinh học tại vùng lõi Khu BTTN Pù Huống.
 
Hình ảnh đoàn giám sát tại Trạm QLBVR Diên Lãm
 
Hình ảnh đoàn giám sát tại Trạm QLBVR Bình Chuẩn
 
Hình ảnh ghi nhận loài Lông culi tại Khu BTTN Pù Huống
 
Hình ảnh ghi nhận loài Thiên niên kiện lá lớn  tại Khu BTTN Pù Huống
 
Hình ảnh ghi nhận loài Kim tuyến tơ tại Khu BTTN Pù Huống
 
Hình ảnh ghi nhận loài Hoàng đằng tại Khu BTTN Pù Huống
 
Hình ảnh ghi nhận loài Giổi Lông tại Khu BTTN Pù Huống
 
Hình ảnh điều tra thực vật tầng cao tại Khu BTTN Pù Huống

                                                              Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Sỹ - Phòng KHKT&HTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay12,519
  • Tháng hiện tại87,140
  • Tổng lượt truy cập695,261
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây