Trạm quản lý bảo vệ rừng Châu Lý - Quỳ Hợp

Thứ năm - 19/10/2023 03:00
Được thành lập vào năm 2003, Trạm quản lý bảo vệ rừng Châu Lý nhận  nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng phòng hộ và thực hiện một số chương trình dự án lâm nghiệp của nhà nước trên địa bàn 3 xã Châu Lý, xã Hạ Sơn và xã Bắc Sơn. Năm 2004, trụ sở của trạm được xây dựng tại bản Ngọn Pạn (xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp) nằm cạnh quốc lộ 48C, cách trụ sở UBND xã Châu lý 800m, cách thị trấn Quỳ Hợp 12km. Trạm được xây dựng kiên cố gồm: 01 ngôi nhà cấp 4 ba gian, 01 ngôi nhà bếp cấp 4 hai gian, khu vực vệ sinh, giàn mát, chỗ ở, có vườn tăng gia sản xuất và ao nuôi cá. Bước đầu đã trang bị đủ phòng làm việc và nơi ăn nghỉ của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn các xã mà trạm quản lý. Năm 2020 thực hiện quyết định số 4042/QĐ-UBND ngày 12/11/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sáp nhập ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp vào ban quản lý Khu BTTN Pù Huống. Hiện nay trạm QLBVR Châu Lý trực thuộc BQL Khu BTTN Pù Huống.

 Sau khi được sát nhập vào Ban QL khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, trạm quản lý thêm 60,24 ha rừng đặc dụng trên địa bàn xã Châu Thái. Khi mới thành lập tập thể trạm gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, với rất nhiều thiếu thốn như: Không có nhà trạm để cán bộ ăn ở và sinh hoạt phải đi mượn nhà dân để nghỉ ngơi và sinh hoạt sau những ngày đi tuần tra rừng. Những ngày ấy, trạm đối mặt với rất nhiều áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng từ những phong tục tập quán của người dân địa phương, như khai thác lâm sản, phát rừng làm rẫy, người dân sinh sống trong rừng phòng hộ để trồng các loai hoa màu, ... nhận thức của một số người dân đang còn nhiều hạn chế. Nhưng bằng sức trẻ, lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của bản thân, các cán bộ bảo vệ rừng luôn bám rừng, bám địa bàn tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng, vì vậy an ninh rừng luôn được đảm bảo, người dân sống trong rừng và ven rừng ngày một có ý thức hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Trải qua muôn vàn khó khăn vất vả trong quá trình xây dựng và phát triển, trạm QLBVR Châu Lý giờ đây đã khang trang hơn, sạch đẹp hơn với cơ sở hạ tầng đảo bảo cho cán bộ trạm yên tâm công tác và thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng mà Đảng và Nhà nước giao phó.
       Hình ảnh các hộ dân đang đi tuần tra bảo vệ rừng tận gốc
Trạm QLBVR Châu lý với cơ cấu tổ chức của trạm gồm 03 đồng chí 01 trạm trưởng, 01 trạm phó và 01 kiểm lâm viên thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn 4 xã và cũng như các nhiệm vụ của cấp trên giao phó như: Tham mưu cho Ban quản lý, Hạt kiểm lâm Pù Huống, chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ rừng, thực hiện các chương trình, dự án quản lý rừng bền vững và sinh kế lâu dài cho người dân vùng đệm. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác QLBVR, trạm luôn chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng tháng về tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng trên lâm phần được giao tại địa bàn. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát lâm phần, phát hiện ngăn chặn và đề nghị xử lý các vi phạm về: chặt phá rừng làm nương rẫy; săn bắt và buôn bán động vật hoang dã; khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm, khoáng sản trái phép; thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị thực hiện: công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cộng đồng nhận khoán; thực hiện các chương trình, dự án phát triển vùng đệm. Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, thôn bản, xã và các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Chính vì vậy trong thời gian qua tình hình an ninh rừng trên địa bàn luôn được đảm bảo, chất lượng rừng ngày càng tăng lên.Trong năm 2023 trạm đã phối hợp Hạt Kiểm lâm Pù Huống và các phòng ban đến các thôn bản vùng đệm tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng, thực hiện giao khoán bảo vệ rừng theo Chương trình phát triển rừng bền vững tại 07 bản trên địa bàn 4 xã với tổng số 71 hộ dân nhận khoán. Từ đó trách nhiệm và ý thức của người dân được nâng cao, an ninh rừng được đảm bảo, người dân trên địa bàn được hưởng lợi từ rừng bằng sinh kế bền vững mà rừng đem lại.
Hình ảnh các hộ dân đang đi tuần tra bảo vệ rừng tận gốc
  Trạm được giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 4 xã Bắc Sơn, Châu Lý, Châu Thái và Hạ Sơn với tổng diện tích là 2.594,07 (ha) trong đó có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, thuộc Ban QL khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống quản lý.
Trên địa bàn xã Châu Lý diện tích rừng phòng hộ mà trạm quản lý là: 1782,98 ha, trong đó có rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc các dự án 5 triệu ha rừng của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như ở tiểu khu 313 có khoảnh 1,2,3,4,5,6,9, tiểu khu 311 gồm khoảnh 3, tiểu khu 329 gồm các khoảnh sau: khoảnh 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15.Tại khoảnh 7 và 8 tiểu khu 329 có 35 ha rừng trồng thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (661) đựơc trồng từ năm 2006 và năm 2011, tại khoảnh 15 tiểu khu 329 có 21,7 ha rừng trồng thuộc dự án trồng rừng thay thế, thực hiện năm 2022.
Địa bàn xã Bắc Sơn có diện tích rừng phòng hộ là 575,43 ha, trong đó có rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc dự án 5 triệu ha rừng của Thủ tướng Chính phủ, gồm các khoảnh và tiểu khu sau: ở tiểu khu 331 khoảnh 9; 10; 11, tiểu khu 332 khoảnh 4; 5; 6; 7; 8.
Tại khoảnh 5, 7, 8 tiểu khu 332 và khoảnh 10,11 tiểu khu 331, có tổng diện tích rừng trồng là 70 ha theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (661) được đơn vị thực hiện trồng từ các năm 2006, 2007, 2009, rừng trồng cây Keo và cây bản địa.
Địa bàn xã Châu Thái diện tích rừng đặc dụng là 60,24 ha, ở khoảnh 6 tiểu khu 306. giáp ranh xã Nam Sơn, Xã Châu Cường.
Địa bàn xã Hạ Sơn diện tích rừng phòng hộ là 175,39 ha, có 2 khoảnh, đó là khoảnh 1 và khoảnh 4 tiểu khu 325. Trong đó có 82,22 ha là đất rừng sản xuất và 77,12 ha đất rừng phòng hộ.
 
   Hình ảnh cây Chò Chỉ trồng ở Piêng Lắc
         Hình ảnh cán bộ phòng khoa học đi kiểm tra rừng trồng ở Piêng Lắc, bản Vực, xã Châu Lý
Hầu hết những diện tích rừng phòng hộ mà trạm quản lý là khu vực giáp với rừng 163 của người dân trên địa bàn, giáp ranh với rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, rừng phòng hộ huyện Anh Sơn và rừng của tổng đội TNXP Tân Kỳ. Trong đó diện tích tiếp giáp với rừng 163 chủ yếu là rừng trồng và rừng non phục hồi, rừng hỗn giao gỗ và nứa, đơn điệu tổ thành loài, chất lượng rừng kém và dễ bị tác động của con người như xâm lấn đất rừng.
Ảnh rừng phòng hộ khoảnh 5 tiểu khu 329, xã Châu lý
Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, trạm Châu Lý đã thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên, lập kế hoạch đi tuần tra bảo vệ rừng tận gốc đồng thời tổ chức các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng đi kiểm tra rừng theo kế hoạch của trạm đề ra, để từ đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm đến rừng.
 Hàng năm trạm Châu Lý đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn, không để hiện tượng khai thác gỗ trái phép cũng như xâm lấn mới đất rừng phòng hộ. Thế nhưng do lịch sử để lại trên địa bàn trạm quản lý đang có khoảng 160 ha đất rừng phòng hộ bị người dân xâm lấn để trồng cây Keo nguyên liệu và một số hoa màu khác, đến nay đã đến tuổi khai thác mà không được phép của cấp có thẩm quyền cho khai thác, vì vậy gây không ít khó khăn cho trạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
 Các xã trên địa bàn đường giao thông đi lại thuận lợi, dân trí cao, thế nhưng người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào rừng và thu nhập chủ yếu của người dân là từ chăn nuôi mang lại nên đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy để quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn cần có những chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế bền vững vùng đệm, phát huy tối đa nguồn lợi từ rừng Pù Huống mang lại cho người dân. Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo BQL Khu BTTN Pù Huống, trạm đã triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong thời gian tới với những chính sách mới về ngành lâm nghiệp sẽ nâng cao vai trò của Khu BTTN Pù Huống nói chung và trên địa bàn trạm QLBVR Châu Lý nói riêng. Trải qua muôn vàn khó khăn nhưng tập thể trạm quản lý bảo vệ rừng Châu Lý luôn luôn xác định công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn là nhiệm vụ hàng đầu, luôn đổi mới tư duy chủ động và sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó.                                                                                                                                                              Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tùng - Trạm Châu Lý
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay12,411
  • Tháng hiện tại87,032
  • Tổng lượt truy cập695,153
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây