Trạm quản lý bảo vệ rừng Nga My – Tương Dương

Chủ nhật - 29/10/2023 22:32
Trụ sở  làm việc Trạm QLBVR Nga My được xây dựng tại bản Na Ca nằm trên trục đường giao thông QL 48C. Sát bên chợ Phiên của  xã Nga My, cách trụ sở làm việc UBND xã Nga My, huyện Tương Dương khoảng 01 km.

                             Trạm QLBVR Nga My - Tương Dương
 
Ngày 25/01/2002 UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 342/QĐ-UB về việc thành lập Khu BTTN Pù Huống quản lý bảo vệ diện tích rừng đặc dụng là 49.806 ha trực thuộc Chi cục kiểm Lâm Nghệ An. Ngày 23/09/2002 Hạt Kiểm lâm Pù Huống được thành lập theo Quyết Định số 3460/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An trực thuộc BQL Khu BTTN Pù Huống và từng bước triển khai các hoạt động về Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì các trạm QLBVR dần được thành lập trên địa bàn 05 huyện. Năm 2004, trạm quản lý BVR Nga My được thành lập trên địa bàn xã Nga My, huyện Tương Dương.
Những năm đầu thành lập, công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như đời sống của cán bộ trạm gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. Lúc đó giao thông chưa phát triển, đi lại gặp nhiều khó khăn, thiếu điện sáng, thiếu thông tin liên lạc, ngay cả nước sinh hoạt hàng ngày cũng thiếu. Đối mặt với rất nhiều áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng từ những phong tục tập quán của người dân bản địa, nhận thức của người dân đang còn nhiều hạn chế, hiểu biết về pháp luật và thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Dù làm việc trong điều kiện khó khăn, vất vả nhưng bằng sức trẻ, lòng nhiệt huyết, trách nhiệm và sự nỗ lực góp sức không mệt mỏi của các đồng chí kiểm lâm Pù Huống luôn bám rừng, bám địa bàn tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức trong công tác QLBVR, PCCCR. Sau đó đã thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp như dự án 30A về hỗ trợ gạo, dịch vụ môi trường rừng và các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước đã ban hành để triển khai đến với người dân  nhằm nâng cao đời sống cho người dân sống ở các bản vùng đệm.
 Với tổng diện tích trụ sở làm việc của trạm là gần 5000 m2(0,5 ha). Hiện nay Trạm được xây dựng kiên cố gồm: 01 ngôi nhà cấp 4 ba gian, 01 ngôi nhà cấp 4 hai gian,  01 ngôi nhà bếp cấp 4, nhà kho để gỗ, cổng chính, cửa phụ, tường rào, khu vực vệ sinh, giàn mát, là nơi làm việc vừa là chỗ ở của cán bộ trạm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học vừa là nơi để cán bộ trạm tăng gia sản xuất cải thiện đời sống.
Cơ cấu của trạm có 06 đồng chí gồm 01 trạm trưởng, 01 phó trạm trưởng, 03 kiểm lâm viên, 01cán bộ hợp đồng bảo vệ rừng. Thực hiện nhiệm vụ đồng bộ về Kiểm lâm địa bàn theo Quyết định Số 83/2007/QĐ-BNN về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã như tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý, Hạt Kiểm lâm Pù Huống, chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng và xây dựng vốn rừng, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, PCCCR thực hiện các chương trình, dự án quản lý rừng bền vững và sinh kế lâu dài cho người dân vùng đệm Nhằm phát huy tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm đối với mỗi cán bộ trạm.
Trạm QLBVR Nga My được giao quản lý rừng vùng lõi Khu BTTN Pù Huống bao gồm 16 tiểu khu, 34 mốc và 03 bảng tuyên truyền với tống diện tích là 15.364,53 ha, trong đó: Xã Nga My có diện tích rừng đặc dụng là 11.248,98 ha với 11 tiểu khu, 30 mốc và 02 bảng tuyên truyền. có 04 Bản Xốp Kho, Na Kho, bản Canh gồm các tiểu khu: 607, 584, 592, khoảnh 9, 11 tk 593, 581, 587, 580 và các mốc: 42 đến 45, 74 đến 84. Bản Na Ngân gồm các tiểu khu: 563, 568, 576, 577 và các mốc: 46 đến 50, 53 đến 55, 66 đến72.  Xã Xiêng My có diện tích rừng đặc dụng là 4.115,55 ha, có 02 bản Piềng Ồ và Nóng Mò, với 05 tiểu khu: 598, 604, 617, 626, khoảnh 1, 2 tk 627, có 04 mốc: 36, 85, 86, 87 và 01 bảng tuyên truyền.
Rừng đặc dụng trạm quản lý tiếp giáp rừng phòng hộ xã Yên Tĩnh với rừng đặc dụng các xã: Diên Lãm, Châu Hoàn huyện Quỳ Châu,  xã Quang Phong huyện Quế Phong, xã Bình chuẩn huyện Con Cuông. Đây là khu vực còn lại nhiều diện tích rừng nguyên sinh chứa đựng hệ sinh thái đặc thù cho dải Bắc Trường Sơn có mức độ đa dạng động, thực vật khá cao với nhiều loài nguy cấp, quý hiếm. Là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái rừng đặc dụng Pù Huống kết nối với VQG Pù Mát và Khu BTTN Pù Hoạt tạo thành vành đai xanh Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
 
      Phối hợp tuyên truyền phổ cập luật lâm nghiệp đến với người dân vùng đệm
 
Nga My và Xiêng My là hai xã vùng trong của huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Có tuyến đường giao thông Quốc lộ 48C chạy qua. Cách trung tâm huyện hơn 60 km, có 06 bản nằm trên vùng đệm của Khu BTTN Pù Huống. Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc khác nhau như: Kinh, Thái, Khơ Mú… Thu nhập chủ yếu của người dân là từ chăn nuôi, trồng cây phụ trợ và dựa vào các sản phẩm từ rừng mang lại, nên đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua được sự quan tâm của cấp ủy, lãnh đạo BQL Khu BTTN Pù Huống, chính quyền địa phương và các ban ngành đã cùng trạm phối hợp triển khai thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân vùng đệm được chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ và mong muốn trong thời gian tới với những chính sách mới về các dự án ngành lâm nghiệp tiếp tục được lãnh đạo BQL Khu BTTN Pù Huống trình xin,thu hút, triển khai nhiều hơn sẽ nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm lâm địa bàn và vai trò, trách nhiệm của người dân vùng đệm trong công cuộc bảo vệ rừng vùng lõi Khu BTTN Pù Huống nói chung và trên địa bàn trạm QLBVR Nga My quản lý nói riêng song song với việc phát triển sinh kế của người dân.
Trong thời gian qua, trạm đã phối hợp với Lãnh đạo BQL, Hạt kiểm lâm, Đảng ủy, chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn, các phòng ban đơn vị, các giảng viên trường Đại học điều tra ĐDSH trên địa bàn quản lý, đã tuyên truyền luật lâm nghiệp, PCCCR tại các Bản thu hút hàng nghìn lượt người dân tham gia, đã tổ chức thành công các cuộc hội nghị vùng đệm,  đã thu giữ nhiều mét khối gỗ, súng săn, máy cưa, bẫy…v.v. đã tham gia thực hiện các dự án trong nước cũng như ngoài nước của đơn vị triển khai đến người dân ở vùng đệm. Trạm thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng tại gốc nhiều lượt kịp thời ngăn chặn, hạn chế được nhiều hành vi như khai thác, buôn bán vận chuyển lâm sản, săn bẫy động vật rừng trái phép trên địa bàn.
Tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay. Trạm phối hợp với UBND xã, Kiểm lâm địa bàn, Hạt Kiểm lâm Pù Huống và các phòng ban của Đơn vị đến các bản vùng đệm tuyên truyền 5 cuộc về công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và nhiêu lần đi điều tra giám sát đa dạng sinh học cùng phòng KHKT&HTQT,các giảng viên Đại học lâm Nghiệp ở khe Hạng Xiêng My và Na Kho, Na Ngân ở xã Nga My, tổ chức 01 hội nghị vùng đệm khu BTTN Pù Huống tại UBND xã Nga My,  kiểm tra rừng tại gốc 81 lượt, tuần tra địa bàn 70 lượt, thu giữ 2,5m3 gỗ các loại  và 03 khẩu súng đã bàn giao cho hạt Kiểm lâm Pù huống. Chi trả tiền dịch vụ MTR năm 2022 cho các hộ dân nhận khoán. Tiếp tục phối hợp cùng Đơn vị thực hiện khoán bảo vệ rừng theo Chương trình dịch vụ môi trường rừng cho người dân của cộng đồng thôn bản tại 06 bản vùng đệm và 2 tổ của Uỷ ban 2 xã  Nga My và Xiềng My với 226 hộ tham gia nhận khoán. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng theo Chương trình phát triển rừng bền vững tại 06 bản trên địa bàn  xã với tổng số 207 hộ dân nhận khoán,  hỗ trợ 50 triệu xây dựng nhà ở cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với hộ Bà Vông ở Bản canh xã Nga My chuyển khoản cho MTTQ xã Nga My.Đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục hỗ trợ hệ thống đèn chiếu sáng cho nhà văn hóa cộng đồng Bản Na Kho xã Nga My và nhà văn hóa cộng đồng Bản Piềng Ồ xã Xiêng My. Mỗi Bản với số tiền 40 triệu đồng theo QĐ24/2012/QĐ –Ttg ngày 01/6/2012 của thủ tướng chính phủ về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 -2020. Phối hợp với Công an xã Nga My tổ chức tuyên truyền vận động người dân ở 2 bản Na Kho và Na Ngân thu hồi vũ khí súng săn, vật liệu nổ và hỗ trợ gạo, nếp đối với người dân giao nộp. Tham gia dự án hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng của xã triển khai.  
Các chính sách hỗ trợ trên đã tạo thêm thu nhập cho nhân dân vùng đệm, giảm bớt nghèo đói, thay đổi nhận thức của người dân từ chỉ biết khai thác các nguồn tài nguyên rừng dần chuyển sang cùng với cán bộ trạm QLBVR Nga My bảo vệ rừng, nhờ đó việc người dân phát nương làm rẫy, khai thác khóang sản bằng trong vùng lõi chấm dứt, các điểm nóng về khai thác, vận chuyển, buôn bán không còn tồn tại, độ che phủ và chất lượng của rừng hiện nay được nâng lên, tính đa dạng sinh học được giữ vững, tình hình an ninh rừng dần được đảm bảo, người dân hai xã vùng đệm được hưởng lợi từ rừng bằng sinh kế bền vững mà rừng đem lại.
 
Lãnh đạo BQL và giảng viên Đại học cùng trạm và tổ BVR đi diều tra ĐDSH
 
            Cùng tổ BVR khiêng xe máy qua khe, suối vào vùng lõi tuần tra rừng
 
Các hộ nhận khoán tuần tra rừng
 
  Nhằm tiếp tục phát huy và kế thừa những thành quả trạm đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển từ khi hình thành xây dựng đến nay. Tập thể trạm QLBVR Nga My luôn cố gắng, nỗ lực để xứng đáng là lực lượng nòng cốt phát triển ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, luôn phát huy truyền thống yêu ngành, yêu nghề, đổi mới tư duy, sáng tạo chủ động xây dựng kế hoạch hành động, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà lãnh đạo BQL, hạt Kiểm lâm Pù Huống giao cho trạm như tiếp tục phối hợp, triển khai các dự án lâm nghiệp, các chính sách của nhà nước, tham mưu, chủ động xây dựng lên kế hoạch tuần tra rừng tại gốc, quản lý bảo vệ tốt 15.364,53 ha. Góp 1 phần thành tích và kết quả đạt được của BQL Khu BTTN Pù Huống trong công cuộc bảo vệ, quản lý, phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An.
                                                                Tác giả bài viết: Bùi Hữu Sỹ - Trạm Nga My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay12,506
  • Tháng hiện tại87,127
  • Tổng lượt truy cập695,248
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây