Bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng Pù Huống – Giám sát quần thể Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Thứ ba - 17/12/2024 21:29
Giám sát tài nguyên thực vật rừng là những hoạt động nhằm đánh giá xu hướng biến đổi của tài nguyên thực vật rừng (vùng phân bố, trữ lượng, sinh trưởng và phát triển) và những tác động từ bên ngoài đến tài nguyên thực vật rừng. Điều tra giám sát thực vật giúp ta xác định được sinh cảnh khác nhau và sự phân bố của chúng trong khu bảo vệ. Điều tra giám sát thực vật cũng xác định được các loài thực vật có giá trị kinh tế hoặc khoa học cao là các đối tượng quan trọng cần bảo vệ. Giám sát và xác định những thay đổi của sinh cảnh từ đó những người quản lý có thể đề ra các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường và đa dang sinh học tốt hơn. Kết quả giám sát để chỉ thị hoặc có thể là một hệ thống dự báo sớm các vấn đề về môi trường. Chương trình điều tra giám sát phải sẽ ra được thông tin gì cần cho công tác quản lý và bảo tồn. Kết quả thu được của chương trình điều tra giám sát sẽ cho ta biết hiện trạng loài giám sát, xu thế biến đổi của quần thể, của sinh cảnh, của rừng cũng như những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp dẫn đến thực trạng đó. Đây là những cơ sở để những người ra quyết định, ban quản lý khu bảo tồn lựa chọn, áp dụng những giải pháp nhằm quản lý tốt nhất tài nguyên của mình. Hiện nay, các hoạt động điều tra, giám sát Bách xanh nhằm bảo tồn và phát triển loài cây đặc biệt quý, hiếm tại Khu bảo tồn là hầu như chưa được thực hiện. Từ các lý do trên, Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã thực hiện nhiệm vụ: “Bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng Pù Huống – Giám sát quần thể Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống”.
1. Hiện trạng quần thể của loài Bách xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Qua quá trình triển khai thực hện điều tra giám sát 6 tuyến điều tra chính trên địa bàn 4 xã và 10 tuyến phụ với cự ly tuyến lên đến 89 km và các ô tiêu chuẩn, ô phẫu đồ rừng, ô dạng bản, chúng tôi đã xác định phân bố loài Bách xanh ở KBTTN Pù Huống có phân bố hẹp ở độ cao 885m – 996 m, tập trung ở tọa độ 48Q 515745   2134830 thuộc khoảnh 4 và toạ độ 48Q 515819  2133284. Phân bố của loài tập trung khu vực đỉnh, sườn núi đá, qua điều tra và đo đếm đã thống kê kết quả của 64 cá thể Bách xanh trên các tuyến điều tra ST01, ST02. Kết hợp ảnh vệ tinh đã xác đinh và khoanh vùng phân bố của quần thể và cá thể Bách xanh chỉ xuất hiện trên diên tích rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim với phân bố trên 300ha rừng thuộc khoảnh 4, khoảnh 10 tiểu khu 728, xã Bình Chuẩn.
Trong quá trình điều tra, giám sát chỉ phát hiện 4 cá thể Bách xanh tái sinh trên tổng số 64 cá thể, đường kính gốc trung bình cây tái sinh là 1,2 cm, chiều cao vút ngọn trung bình là 1,3 m. Cây tái sinh của Bách xanh xuất hiện rải rác tại khu vực nghiên cứu, chất lượng cây tái sinh tốt và chủ yếu là cây tái sinh có triển vọng, tuy nhiên số lượng không nhiều và tái sinh khu vực gần cây mẹ.
 
Bản đồ phân bố Bách xanh tại các tuyến giám sát
 
 
TT
 
Số cá thể theo cấp kính
<10cm 10-15 cm 16-20m >20 cm
Số cá thể 19 31 10 4
Tỷ lệ % cá thể theo cấp kính 29,69
48,44
15,63 6,25
TT Cấp chiều cao
Cấp chiều cao <5m 6-10m 11-15m
Số cá thể 25 28 13
Tỷ lệ % theo cấp chiều cao 37,88 42,42 19,7
Quần thể bách xanh tại Khu BTTB Pù Huống có chiều cao trung bình thấp 7,48m, trong đó tỷ lệ số cây có cấp đường kính từ 6-10m chiếm tỷ lệ cao với 42,42% tổng số cây, tỷ lệ cây có cấp chiều cao dưới 5m chiếm 37,88%, cây có cấp chiều cao 10-15m chiếm 19,7%.
Biểu đồ 2. Phân bố số cây Bách xanh theo các cấp chiều cao
- Đặc tính sinh học:
Tại khu vực nghiên cứu, giám sát đã phát hiện 2 quần thể Bách xanh trên tuyến ST01, ST01 tại khoảnh 4, khoảnh 8, tiểu Khu 728, xã Bình Chuẩn. Tổng số lượng cây trong 2 quần thể này là 64 cá thể (với 25 cá thể thuộc quần thể Bách xanh khoảnh 10, tiểu Khu 728 và 39 cá thể thuộc quần thể khoảnh 4, tiểu Khu 728). Đường kính ngang ngực của các cây trong quần thể giao động từ 5-29 cm. Cây sinh trưởng chậm, chất lượng sống tốt. Trên quần thể cây tái sinh của Bách xanh xuất hiện rải rác, chất lượng sống tốt và chủ yếu là cây tái sinh có triển vọng, tuy nhiên số lượng không nhiều với 04 cá thể trên tuyến và cây tái sinh mọc gần khu vực cây mẹ (01 cây ở toạ độ X: 515745, Y: 2134830 thuộc quần thể khoảnh 4 tiểu Khu 728 và 03 cây thuộc quần thể khoảnh 10, tiểu Khu 728).
-  Đặc điểm sinh vật học loài Bách xanh
Bách xanh là loài cây gỗ lớn, cây gỗ thường xanh, thân tương đối thẳng. Quần thể bách xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống chỉ phân bố khu vực núi đá, chúng có chiều cao dưới 20m, chiều cao dưới cành giao động trong khoảng từ 3- 12m, đường kính cây lớn nhất đạt 29cm, thân tương đối tròn tán lán thường. Các cành nhỏ xếp trên một mặt phẳng, dàn trải và lớn dần, dẹt, nối rõ với nhau. Cành non nhẵn màu xanh nhạt sau già chuyển màu xanh thẫm. Vỏ cây màu xám, nứt dọc, bong vỏ, nhiều đốm trắng lớn quanh vỏ. Gỗ rất cứng, có màu vàng, sau chuyển sang vàng xám, có mùi rất thơm.
Hình 1: Hình ảnh gỗ
         * Hình thái
Lá hình vẩy xếp thành 4 dãy, hai lá vẩy trong to hơn hai lá vẩy bên; vẩy trong dài 5 mm, lá vẩy bên dài hơn vảy trong, mũi lá nhọn. hai lá vảy trong to hơn hai lá vẩy bên.
Lá non được hình thành từ chóp lá, mỗi chóp lá có thể hình thành một hoặc hai lá non mới, dàn trải và lớn dần, kích thước lá khoảng 2,5–4,5mm. Lá dẹt và lớn dần, thường thấy lá non có kích thước lớn hơn cây lá già.
Hình 2.  Mặt trước lá Bách xanh
 
Hình 3. Mặt sau lá Bách xanh
Hình 4: Lá non
          Có thể dễ dàng nhận thấy lá có sự thay đổi về kích thước và màu sắc giữa lá non và lá trưởng thành. Lá non có màu xanh nhạt hơn, lá già màu xanh đậm. Chiều dài lá non dài hơn, bề dầy của lá non dầy hơn bề dầy lá của cây trưởng thành.
         * Hình thái nón:
         Nón đơn tính cùng gốc; nón đực đơn độc mọc ở tận cùng cành; nón cái hình bầu dục, dài 12 - 18 mm, rộng 6 mm, gồm 6 vẩy nứt thành 3 mảnh với 2 mảnh bên to và một mảnh giữa nhỏ hơn mang 2 hạt (mỗi vẩy hữu thụ có 1 hạt). Hạt hình trứng dài, có hai cánh không bằng nhau.
         Nón xuất hiện tháng 3 - 4, chín vào tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt tốt, đặc biệt nơi có nhiều ánh sáng. Loài mọc trên núi đất hoặc núi đá, thường ở đường đỉnh hoặc gần đỉnh, trên núi đất loài mọc trong rừng cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao từ 900 tới 1000 m; trên núi đá loài mọc thành quần thể thuần loại trên trên đường đỉnh.
Hình 5.: Nón già Bách xanh
2. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn quần thể Bách xanh
a,  Bảo tồn tại chỗ
- Duy trì liên tục các hoạt động giám sát quần thể Bách xanh trên tuyến hoặc trên ảnh vệ tinh theo định kỳ bay chụp có thể hiện hình ảnh, để cập nhật thông tin hiện trạng và kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả loài Bách xanh tại KBTTN Pù Huống.
- Bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng tài nguyên rừng tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có sự xuất hiện quần thể loài Bách xanh: Tập trung trọng điểm bảo vệ các khu vực tiểu khu 728, đặc biệt là các khoảnh 4, khoảnh 10.
- Kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động tác động tới hệ sinh thái rừng. Đặc biệt chú ý ngăn chặn việc mở rộng diện tích canh tác hoặc sử dụng lửa trái phép tại các khu vực có Bách xanh phân bố.
- Xúc tiến tái sinh Bách xanh tại các khu vực phát hiện loài tái sinh… Nhân giống và trồng dặm chúng vào các khu vực phù hợp với đặc tính sinh học, sinh thái của loài.
b,  Bảo tồn chuyển chỗ
Khu BTTN Pù Huống cần thực hiện việc nghiên cứu nhân giống loài Bách xanh để làm cơ sở bảo tồn và nhân rộng khu vực có khả năng sinh trưởng phát triển.
c, Giải pháp xã hội
- Huy động các nguồn lực của địa phương và nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại KBT Pù Huống nói chung và loài Bách xanh nói riêng tại đây.
- Tuyên truyền cho ngươi dân địa phương về lợi ích cũng như các quy định của nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen loài Bách xanh quý hiếm.
- Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm của KBT Pù Huống theo Luật Lâm nghiệp, các Nghị định hướng dẫn thi hành luật Lâm nghiệp và các văn bản có liên quan của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Nghệ An. Một số khu vực có cảnh quan đẹp, KBT kết hợp với địa phương mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch làng bản để tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho các cộng đồng địa phương, từ đó giảm thiểu các tác động đến rừng.
- Huy động người dân địa phương cùng tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, để người dân cũng được hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, từ đó sẽ hạn chế các mối đe dọa từ người dân đến các loài thực vật nói chung và Bách xanh nói riêng tại KBT.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan thực thi có hiệu quả các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn nguồn gen loài Bách xanh.

                                                                    Người tổng hợp: Võ Minh Sơn - Giám đốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay7,670
  • Tháng hiện tại15,299
  • Tổng lượt truy cập5,726,409
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây